Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thực hiện Luật Cư trú: Cần đồng bộ để người dân bớt bị… hành

Tạp Chí Giáo Dục

Đoàn đi biu Quc hi TP.HCM va t chc bui kho sát vic thc hin Lut Cư trú trên đa bàn TP. Ti bui kho sát, nhiu ý kiến cho rng, do đang trong giai đon “chuyn giao” thc hin Lut Cư trú nên có rt nhiu khó khăn, bt cp gây bc xúc cho ngưi dân…


Công an TP.HCM ly du vân tay làm căn cưc công dân cho ngưi dân. Ảnh: H.Trinh

Làm vic đến 8, 9 gi đêm

Để kịp thời thực hiện cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chip, cập nhật dữ liệu về dân cư, tiến tới bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo quy định, nhiều đơn vị ở TP.HCM phải bố trí người làm ngoài giờ.

Bà Hồ Thị Lãnh – Phó Trưởng phòng PC06, Công an TP – cho biết, thực hiện Luật Cư trú, Công an TP tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ thực hiện. Tuy nhiên, thời điểm triển khai luật, chuyển việc quản lý giấy tờ thủ công sang điện tử nên còn có sự bỡ ngỡ, nhất là khi thực hiện dự án cấp CCCD. Ngoài nhân lực hiện nay thì biên chế cho các quận, huyện dân số đông chưa đáp ứng. Cán bộ tiếp dân phối hợp giải quyết Luật Cư trú rất áp lực, làm việc có ngày đến 8, 9 giờ tối vẫn chưa xong.

Cũng theo bà Lãnh, dịch vụ công trực tuyến với tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính rất cao. Tuy nhiên một số giờ cao điểm hạ tầng đường truyền, máy móc phương tiện chưa hoàn chỉnh nên còn trễ hẹn, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Chỉ ra một số bất cập trong việc xét duyệt đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội (NƠXH), ông Nguyễn Tiến Hưởng – Trưởng phòng Quản lý nhà ở, Sở Xây dựng TP – cho biết, quy định hộ gia đình không có nhà ở hoặc nhà ở dưới 8m2; hộ gia đình chưa từng được hưởng các chính sách nhà ở mới được hưởng chính sách NƠXH. Nhưng trên thực tế có hộ gia đình rất đông người, nhiều thế hệ cùng ở chung một nhà và rất khó khăn song lại khó đáp ứng điều kiện được hưởng chính sách NƠXH khi đối chiếu theo quy định.

Bà Bùi Thị Bích Tuyền – Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP – thông tin, cơ sở dữ liệu về dân cư hiện nay chỉ thể hiện, chia sẻ và cung cấp được dữ liệu về nhân thân của cá nhân, hộ gia đình tại thời điểm từ ngày 1-7-2021; không cung cấp được dữ liệu biến động về sổ hộ khẩu cũng như thông tin về sổ hộ khẩu đã được cấp trước ngày 1-7-2021. Do đó, đối với những nơi chưa được kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia về cho dân cư hoặc trường hợp phải sử dụng thông tin về sổ hộ khẩu đã được cấp trước ngày 1-7-2021 mà người dân bị thu hồi sổ thì sẽ không đủ thành phần hồ sơ để thực hiện thủ tục hành chính về đất đai.

Tại Công ty Cấp nước Sài Gòn, ông Nguyễn Thanh Sử – Phó Tổng Giám đốc công ty – chia sẻ, trong quá trình thực hiện thủ tục cấp định mức nước sinh hoạt gặp không ít khó khăn do trên CCCD chỉ thể hiện thông tin thường trú của công dân, không thấy được thông tin địa chỉ tạm trú và nơi ở hiện tại…

Cn tháo g khó khăn trong đăng ký cư trú

Để khắc phục những tồn tại trong việc thực hiện Luật Cư trú, nhiều đại biểu kiến nghị cần sớm có chính sách đầu tư để đồng bộ hạ tầng, máy móc, trang thiết bị, kết nối dữ liệu quốc gia dân cư. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các cơ quan khi thực hiện thủ tục hành chính theo quy định.

Ông Nguyễn Triều Lưu – Trưởng phòng Hộ tịch – Quốc tịch, Sở Tư pháp TP – kiến nghị, cần có sự thống nhất, đồng bộ dữ liệu, kết nối và chia sẻ dữ liệu. Cụ thể như trường hợp người dân làm thủ tục đăng ký kết hôn, nếu trước kia dùng sổ hộ khẩu giấy là được giải quyết ngay trong ngày. Tuy nhiên hiện nay tại các phường xã, thị trấn có thể phải làm trong 3 ngày, thậm chí với những trường hợp mới chuyển đến địa phương thì phải chờ đợi xác minh đến 20 ngày và kéo dài hơn nữa do không có dữ liệu. Không những vậy trên dữ liệu chưa có hình ảnh của người đó khiến việc xác minh càng khó hơn.

Bà Trần Hải Yến – Phó Trưởng ban Văn hóa xã hội, HĐND TP – kiến nghị, Công an TP nên rà soát lại cơ sở dữ liệu vì trong quá trình nhập liệu sẽ có nhiều vấn đề xảy ra như sai sót thông tin để từ đó kịp thời điều chỉnh. Việc thực hiện Luật Cư trú cần đi từng bước nhưng phải vững chắc.

Theo Luật Cư trú năm 2020, kể từ ngày 1-7-2021, mọi thông tin liên quan đến cư trú đều được cập nhật trong cơ sở dữ liệu về cư trú, được kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú cho đến hết ngày 31-12-2022.

Bà Văn Thị Bạch Tuyết – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM – đánh giá các sở ngành, quận huyện, TP.Thủ Đức đã có nhiều nỗ lực thực hiện Luật Cư trú trong thời gian ngắn với khối lượng công việc lớn. Tuy nhiên, từ sau ngày 31-12-2022 không tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu giấy, tạm trú giấy thì việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, các dịch vụ công cho người dân xảy ra nhiều vướng mắc. Trong đó, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 vẫn rất khó khăn, có những thủ tục đăng ký trực tuyến nhưng người dân vẫn phải nộp hồ sơ gốc, có nhiều trường hợp không giải quyết được.

Bà Tuyết nhấn mạnh các ý kiến nêu ra cơ sở sẽ tiếp tục được kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành liên quan có sự điều chỉnh để việc quản lý cư trú trên địa bàn TP theo luật đạt kết quả tốt nhất nhằm phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh; đảm bảo cho việc thực hiện các giao dịch, đáp ứng nhu cầu của người dân được thuận lợi nhất.

Bà Tuyết cũng đề nghị, trong thời gian tới, Công an TP, các sở ngành, địa phương linh động tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến xác nhận cư trú. Bên cạnh đó, ngành công an cần theo dõi tình hình, có những kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong đăng ký cư trú để vừa phục vụ người dân vừa giúp TP quản lý được tình hình cư trú trên địa bàn.

Minh Phương

Bình luận (0)