Không ngoài dự báo của các chuyên gia kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3-2010 đã tăng chậm lại, ở mức 0,75%. Tuy nhiên, đây cũng là mức tăng khá cao so với những năm gần đây.
Theo nhận định của các chuyên gia, CPI tháng 3 tăng nhẹ là do còn "dư âm" của tháng Tết và tác động của việc tăng giá nhiều mặt hàng thiết yếu, như điện, xăng, nước sạch, gas, xi măng, sắt thép… Trước những diễn biến tăng giá bất thường, ngay trong tháng 3, Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành những quyết định về việc quản lý, điều hành nhằm ổn định giá thị trường và khống chế mức tăng CPI cả năm 2010 ở mức 7%.
Theo nhận định của các chuyên gia, CPI tháng 3 tăng nhẹ là do còn "dư âm" của tháng Tết và tác động của việc tăng giá nhiều mặt hàng thiết yếu, như điện, xăng, nước sạch, gas, xi măng, sắt thép… Trước những diễn biến tăng giá bất thường, ngay trong tháng 3, Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành những quyết định về việc quản lý, điều hành nhằm ổn định giá thị trường và khống chế mức tăng CPI cả năm 2010 ở mức 7%.
Lựa chọn thực phẩm đông lạnh tại Siêu thị Fivimart Lý Thái Tổ. Ảnh: Linh Tâm |
Thực phẩm, nhà ở tiếp đà tăng giá
CPI tháng 3-2010 "hạ nhiệt" đã làm giảm bớt những lo ngại về khả năng lạm phát tăng cao trở lại. Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố chiều 24-3, CPI tháng 3-2010 chỉ tăng 0,75%, giảm mạnh so với mức tăng 1,95% trong tháng 2-2010. Như vậy, tính chung từ đầu năm, CPI đã tăng 4,12%. Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng cao nhất, ở mức 1,38%; tiếp đó là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng 1,03%. Nhóm giao thông tăng 0,92% do ảnh hưởng của việc tăng giá xăng và nhu cầu đi lại những ngày sau Tết. Tháng 3, chỉ số giá vàng cũng tăng 1,21%; USD tăng 1,28% so với tháng trước; các nhóm hàng hóa còn lại có mức tăng 0,15-0,56. Duy nhất chỉ có nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,2%. Như vậy, trong tháng 3, Hải Phòng là địa phương có mức tăng CPI lớn nhất cả nước (0,93%); TP Hồ Chí Minh tăng 0,78%; Hà Nội tăng 0,75%.
So với cùng kỳ những năm gần đây, CPI tháng 3-2010 chỉ thấp hơn mức tăng 2,99% của tháng 3-2008 (năm có tỷ lệ lạm phát tới 19,9%) nhưng vẫn cao hơn các năm gần đây. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, CPI tháng 3 tăng cao là do nhiều mặt hàng nguyên, nhiên liệu thiết yếu đã tăng giá. Trong đó, giá xăng tăng 3,6%; giá than (bán cho điện) tăng 47% tùy loại; giá điện tăng 6,8%, giá nước (tại TP Hồ Chí Minh) tăng khoảng 50%; các mặt hàng: gas, xi măng, sắt thép… cũng đã đồng loạt tăng giá trong tháng 3. Một trong những nguyên nhân nữa khiến giá tiêu dùng tháng 3 tăng là do việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND khiến một số mặt hàng nhập khẩu tăng giá.
Về tốc độ tăng CPI tháng 3, ông Nguyễn Đức Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và giá cả (Tổng cục Thống kê) cho rằng, khác với mọi năm, CPI tháng 3 năm nay vẫn còn "dư âm" Tết Nguyên đán nên đã không giảm nhẹ như thông lệ. Thêm vào đó, CPI tháng 3 đã chịu ảnh hưởng của đợt tăng giá xăng dầu cuối tháng 2, nên đã tăng cao hơn thường lệ. Hiện nay khó khăn lớn nhất với các ngành chức năng là làm thế nào để kiềm chế tốc độ tăng CPI cả năm 2010 ở mức 7%.
Kịp thời chặn đà tăng giá
Trước những diễn biến tăng giá bất lợi diễn ra dồn dập trong những tháng đầu năm, cuối tháng 2 và đầu tháng 3-2010, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo các bộ, ngành nhằm triển khai nhiệm vụ chống lạm phát. Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ: Tài chính, Công thương, Ngân hàng Nhà nước… thực hiện ngay một số biện pháp kiềm chế lạm phát.
Ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều biện pháp bình ổn giá thị trường. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, trong tháng 3-2010, Bộ đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nhiều đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế và giá đối với các mặt hàng xi măng, thép, xây dựng, khí hóa lỏng, phân bón hóa học, đường, thức ăn chăn nuôi. Trong những tháng tiếp theo, sẽ giữ ổn định giá điện và giá than bán cho điện như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh hoạt động thanh tra giá, Bộ Tài chính cũng có văn bản chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố tổ chức thanh tra giá cước vận tải ô tô và giá một số mặt hàng thiết yếu tại địa phương.
Riêng với mặt hàng xăng dầu, Bộ Tài chính đã có công văn chỉ đạo DN kinh doanh xăng dầu đầu mối từ nay đến hết tháng 6-2010, cần giãn thời gian giữa các lần điều chỉnh giá nhằm tránh xảy ra tác động tiêu cực đến mặt bằng giá nói chung. Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ thị cho các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá, bảo đảm đủ lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng.
Tại Hà Nội, nhiều đợt kiểm tra chống tăng giá trên địa bàn đã được Ban Chỉ đạo 127 TP triển khai. 14 mặt hàng thiết yếu là đối tượng được rà soát trong đó, tập trung thanh, kiểm tra việc kê khai, niêm yết giá và các yếu tố hình thành giá theo đúng chỉ đạo của UBND TP Hà Nội. Trên thực tế, qua kiểm tra hoạt động kinh doanh sữa bột trên địa bàn, các ngành chức năng đã phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến việc kê khai, niêm yết giá và đã kịp thời chấn chỉnh, xử lý những sai phạm…
Mặc dù CPI 3 tháng đầu năm 2010 đã tăng khá cao khiến nhiệm vụ kiềm chế tăng giá trở nên khó khăn hơn trong những tháng cuối năm, song với quyết tâm kiềm chế lạm phát của Chính phủ, người dân và DN hy vọng giá những mặt hàng thiết yếu sẽ dần ổn định trở lại, tạo nền tảng bền vững để ổn định đời sống và phát triển sản xuất, kinh doanh.
CPI tháng 3-2010 "hạ nhiệt" đã làm giảm bớt những lo ngại về khả năng lạm phát tăng cao trở lại. Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố chiều 24-3, CPI tháng 3-2010 chỉ tăng 0,75%, giảm mạnh so với mức tăng 1,95% trong tháng 2-2010. Như vậy, tính chung từ đầu năm, CPI đã tăng 4,12%. Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng cao nhất, ở mức 1,38%; tiếp đó là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng 1,03%. Nhóm giao thông tăng 0,92% do ảnh hưởng của việc tăng giá xăng và nhu cầu đi lại những ngày sau Tết. Tháng 3, chỉ số giá vàng cũng tăng 1,21%; USD tăng 1,28% so với tháng trước; các nhóm hàng hóa còn lại có mức tăng 0,15-0,56. Duy nhất chỉ có nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,2%. Như vậy, trong tháng 3, Hải Phòng là địa phương có mức tăng CPI lớn nhất cả nước (0,93%); TP Hồ Chí Minh tăng 0,78%; Hà Nội tăng 0,75%.
So với cùng kỳ những năm gần đây, CPI tháng 3-2010 chỉ thấp hơn mức tăng 2,99% của tháng 3-2008 (năm có tỷ lệ lạm phát tới 19,9%) nhưng vẫn cao hơn các năm gần đây. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, CPI tháng 3 tăng cao là do nhiều mặt hàng nguyên, nhiên liệu thiết yếu đã tăng giá. Trong đó, giá xăng tăng 3,6%; giá than (bán cho điện) tăng 47% tùy loại; giá điện tăng 6,8%, giá nước (tại TP Hồ Chí Minh) tăng khoảng 50%; các mặt hàng: gas, xi măng, sắt thép… cũng đã đồng loạt tăng giá trong tháng 3. Một trong những nguyên nhân nữa khiến giá tiêu dùng tháng 3 tăng là do việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND khiến một số mặt hàng nhập khẩu tăng giá.
Về tốc độ tăng CPI tháng 3, ông Nguyễn Đức Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và giá cả (Tổng cục Thống kê) cho rằng, khác với mọi năm, CPI tháng 3 năm nay vẫn còn "dư âm" Tết Nguyên đán nên đã không giảm nhẹ như thông lệ. Thêm vào đó, CPI tháng 3 đã chịu ảnh hưởng của đợt tăng giá xăng dầu cuối tháng 2, nên đã tăng cao hơn thường lệ. Hiện nay khó khăn lớn nhất với các ngành chức năng là làm thế nào để kiềm chế tốc độ tăng CPI cả năm 2010 ở mức 7%.
Kịp thời chặn đà tăng giá
Trước những diễn biến tăng giá bất lợi diễn ra dồn dập trong những tháng đầu năm, cuối tháng 2 và đầu tháng 3-2010, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo các bộ, ngành nhằm triển khai nhiệm vụ chống lạm phát. Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ: Tài chính, Công thương, Ngân hàng Nhà nước… thực hiện ngay một số biện pháp kiềm chế lạm phát.
Ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều biện pháp bình ổn giá thị trường. Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết, trong tháng 3-2010, Bộ đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức nhiều đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế và giá đối với các mặt hàng xi măng, thép, xây dựng, khí hóa lỏng, phân bón hóa học, đường, thức ăn chăn nuôi. Trong những tháng tiếp theo, sẽ giữ ổn định giá điện và giá than bán cho điện như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh hoạt động thanh tra giá, Bộ Tài chính cũng có văn bản chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố tổ chức thanh tra giá cước vận tải ô tô và giá một số mặt hàng thiết yếu tại địa phương.
Riêng với mặt hàng xăng dầu, Bộ Tài chính đã có công văn chỉ đạo DN kinh doanh xăng dầu đầu mối từ nay đến hết tháng 6-2010, cần giãn thời gian giữa các lần điều chỉnh giá nhằm tránh xảy ra tác động tiêu cực đến mặt bằng giá nói chung. Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ thị cho các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá, bảo đảm đủ lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng.
Tại Hà Nội, nhiều đợt kiểm tra chống tăng giá trên địa bàn đã được Ban Chỉ đạo 127 TP triển khai. 14 mặt hàng thiết yếu là đối tượng được rà soát trong đó, tập trung thanh, kiểm tra việc kê khai, niêm yết giá và các yếu tố hình thành giá theo đúng chỉ đạo của UBND TP Hà Nội. Trên thực tế, qua kiểm tra hoạt động kinh doanh sữa bột trên địa bàn, các ngành chức năng đã phát hiện nhiều sai phạm liên quan đến việc kê khai, niêm yết giá và đã kịp thời chấn chỉnh, xử lý những sai phạm…
Mặc dù CPI 3 tháng đầu năm 2010 đã tăng khá cao khiến nhiệm vụ kiềm chế tăng giá trở nên khó khăn hơn trong những tháng cuối năm, song với quyết tâm kiềm chế lạm phát của Chính phủ, người dân và DN hy vọng giá những mặt hàng thiết yếu sẽ dần ổn định trở lại, tạo nền tảng bền vững để ổn định đời sống và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Hương Ly / Hà Nội mới
Bình luận (0)