Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

Thực phẩm biến đổi gen: Có đáng sợ?

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay trên th trưng có rt nhiu thc phm biến đi gen như đu nành, khoai tây, c ci đ, c sn, đu đ, ngô, cà chua, bí đ và mt s loi thc vt khác… Không ít ý kiến cho rng, thc phm biến đi gen không tt cho sc khe, thm chí còn là nguyên nhân gây bnh ung thư. Vy, thc phm biến đi gen có đáng s như vy không?

Thc phm biến đi gen

Mới đây tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học “Dinh dưỡng, an ninh và an toàn thực phẩm trong bối cảnh hội nhập”. Tại đây, PGS.TS Lê Bạch Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng – đã đưa ra thông tin về xu hướng tiêu thụ thực phẩm của người Việt Nam từ năm 1985 đến nay. Theo đó, trong những năm 1985, năng lượng khẩu phần do lipid và protein cung cấp rất thấp nhưng đến gần đây, năng lượng do 2 yếu tố này cung cấp đã tăng lên đáng kể, mức tiêu thụ lương thực thực phẩm của người Việt Nam được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, tình trạng nghèo đói vẫn còn tồn tại ở một số vùng nghèo, vùng khó khăn…

Tham dự và phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên – nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Y học các nước Đông Nam Á, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam – nhấn mạnh, các tổ chức FAO, WFP, IFAD, WHO và UNICEF đã cảnh báo rằng, sự gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực thực phẩm, sự gia tăng nạn đói và suy dinh dưỡng cao đang là mối quan tâm toàn cầu. Tình trạng thiếu đói còn tồn tại ở một số vùng nghèo, vùng khó khăn ở Việt Nam. Biến đổi khí hậu phức tạp thường xuyên và dữ dội đang đe dọa toàn cầu trong việc thực hiện các biện pháp chấm dứt nạn đói và suy dinh dưỡng. Vì vậy, các phát minh và áp dụng công nghệ sinh học – trong đó có cây trồng biến đổi gen, được coi là một trong số nhiều giải pháp giúp đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm toàn cầu do có nhiều tác động to lớn lên đời sống kinh tế – xã hội – môi trường. Tuy nhiên, hiện nay còn có nhiều tranh luận về tính an toàn, giá trị dinh dưỡng cũng như ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gen và thực phẩm biến đổi lên sức khỏe con người…

Theo đó, liên quan đến cây trồng và thực phẩm biến đổi gen, TS.BS Trương Hồng Sơn – Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam – cho biết, đa phần các tổ chức lớn và uy tín trên thế giới như WHO, FAO, FDA, EPA đều cho rằng thực phẩm biến đổi gen có giá trị dinh dưỡng tương tự như thực phẩm không biến đổi gen.

Đại diện trung tâm nghiên cứu nổi tiếng thế giới về công nghệ sinh học và cây trồng PG Economics, TS. Graham Brookes – Giám đốc PG Economics – nhấn mạnh: “Nguy cơ mất an ninh lương thực toàn cầu là một vấn đề lớn tại các quốc gia đang phát triển, với khoảng 108 triệu người hiện vẫn đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng lương thực. Trong hơn 20 năm, chúng tôi có chứng kiến việc ứng dụng công nghệ sinh học cây trồng tại các nước đang phát triển đóng góp như thế nào vào việc nâng cao năng suất và sản xuất an toàn hơn, tăng trưởng thu nhập cho người dân, góp phần giảm đói, nghèo và suy dinh dưỡng tại một số khu vực nhạy cảm nhất với các vấn đề này trên thế giới”.

Nghiên cứu của PG Economics cũng cho thấy, cùng với con số 189,8 triệu hécta diện tích canh tác cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu, việc tiếp tục mở rộng ứng dụng công nghệ sinh học đồng thời mang đến các tính trạng, đặc tính dinh dưỡng có lợi, có thể giúp bù đắp tình trạng suy giảm dinh dưỡng gây ra bởi biến đổi khí hậu trên một số cây trồng cụ thể…

Cũng tại hội thảo này, các nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ, đầu ngành y khoa và nông nghiệp, sinh học đã đưa ra các minh chứng về sự an toàn của thực phẩm biến đổi gen, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm biến đổi gen cũng như quy trình kiểm tra chặt chẽ đối với thực phẩm biến đổi gen…

Thùy Linh

Bình luận (0)