Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Thực phẩm càng ăn càng ho nặng bạn nên tránh

Tạp Chí Giáo Dục

Nếu bị ho, viêm họng lâu ngày không khỏi, bạn nên xem lại chế độ ăn hàng ngày của mình.
Khi thời tiết lạnh đang tới gần, vấn đề ho và cảm lạnh xảy ra khá phổ biến. Mỗi khi bị ốm, chúng ta thường được gợi ý nên ăn gì, nhưng hầu như không để ý đến những gì nên tránh để nhanh hồi phục. Từ rượu đến thức ăn nhanh, những loại thực phẩm dưới đây có thể khiến tình trạng ho và cảm lạnh trầm trọng hơn.
Thực phẩm kích thích cơn ho
Theo India Times, mặc dù ăn uống lành mạnh rất quan trọng để chống lại nhiễm trùng, nhận thức và tránh bất kỳ loại thực phẩm nào có khả năng làm trầm trọng thêm các triệu chứng ho của bạn cũng là vấn đề cần cân nhắc.
Đồ chiên rán: Chúng ta đều biết rằng đồ ăn nhẹ chiên có nhiều chất béo. Vì vậy, trong thời gian lạnh, nên tránh tất cả loại thực phẩm chiên và chế biến sẵn, vì chúng có thể dẫn đến viêm nhiễm, khiến hệ thống miễn dịch càng yếu đi.
Thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh được biến đổi gene và bao gồm các thành phần không có giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, tốt hơn hết là tránh ăn chúng khi bị ho và cảm lạnh vì chúng không có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và khiến quá trình tiêu hóa trở nên chậm chạp.
Thực phẩm chứa caffeine: Caffeine là chất không nên tiêu thụ khi ho và cảm lạnh, vì nó càng làm ho khan và có thể gây ra các vấn đề về hô hấp.
Rượu bia: Nếu bạn nghĩ rằng uống rượu khi trời lạnh sẽ giữ ấm cơ thể, hãy dừng lại. Đồ uống này làm suy giảm hệ thống miễn dịch và cũng làm cơ thể mất nước. Nó làm cho tình hình tồi tệ hơn và làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Thực phẩm nhiều đường: Các loại thực phẩm giàu đường như kẹo và chocolate gây viêm. Điều này có thể làm giảm khả năng miễn dịch bằng cách làm suy yếu các tế bào bạch cầu. Ngoài ra, vì các tế bào này chịu trách nhiệm chống nhiễm trùng, việc ăn thực phẩm nhiều đường sẽ cản trở khả năng chống lại bệnh cúm và cảm lạnh của cơ thể.
Thực phẩm tăng tiết chất nhầy: Chất nhầy là kẻ thù của người bị bệnh cúm và cảm lạnh. Nếu bạn nghĩ rằng loại siêu thực phẩm này là món ăn an toàn khi bạn bị ốm, đó là sai lầm. Dâu tây là một ví dụ như vậy, vì chúng là chất giải phóng histamine có thể góp phần gây tắc nghẽn. Chất nhầy chứa histamine sẽ tạo ra cảm giác khó chịu trong mũi và gây viêm xoang. Bên cạnh đó, tránh các loại gia vị như ớt vì capsaicin trong ớt gây kích ứng đường mũi, gây ra nhiều chất nhầy hơn.
Đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán có thể khiến cơn ho của bạn ngày càng nặng, lâu khỏi hơn. 
Đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán có thể khiến cơn ho của bạn ngày càng nặng, lâu khỏi hơn.
Những món ăn cần ưu tiên khi bị ho
Theo Healthshots, chế độ ăn uống lành mạnh nói chung sẽ giúp bạn khỏi ho và cảm lạnh vì sẽ cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động tốt nhất. Dưới đây là danh sách thực phẩm nên tiêu thụ khi cố gắng kiểm soát cơn ho:
Mật ong: Thực phẩm này có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, nấm và chống viêm có thể giúp giảm cường độ và thời gian ho. Bạn có thể pha 2 thìa mật ong với 1-2 thìa nước cốt chanh vào cốc nước nóng. Chanh giúp làm loãng và phá vỡ chất nhầy, trong khi mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng. Loại trà này không chỉ giúp phá vỡ chất nhầy và làm dịu cổ họng mà còn cung cấp cho cơ thể bạn một lượng vitamin C để tăng cường hệ thống miễn dịch.
Bạc hà: Tinh dầu bạc hà trong lá của nó là chất thông mũi giúp phá vỡ chất nhầy và hỗ trợ sức khỏe đường thở. Bạc hà được sử dụng để giảm bớt tắc nghẽn và cải thiện hơi thở bằng cách kích thích các thụ thể trong đường hô hấp. Bạn có thể dùng viên ngậm bạc hà, cồn thuốc, trà hoặc thậm chí xông hơi bằng tinh dầu. Tác dụng làm dịu của bạc hà có thể hiệu quả cao đối với chứng ho khan.
Dứa: Bromelain là một loại enzyme trong dứa có đặc tính chống viêm và làm tan chất nhầy đáng kể. Hai đặc tính này của bromelain có tác dụng giảm ho hiệu quả.
Trà rễ cam thảo: Thức uống này giúp bạn thư giãn khi bị tắc nghẽn và khó chịu. Cam thảo cũng làm dịu đường thở, loãng chất nhầy, kiểm soát cơn ho và viêm họng. Liều khuyến cáo là từ 5 đến 15 gam mỗi ngày, được sử dụng trong 4-6 tuần. Tuy nhiên, người bị bệnh tim hoặc gan nên thận trọng khi sử dụng rễ cam thảo, trong khi đó, phụ nữ mang thai nên tránh dùng.
Gừng: Theo Eat This, Not That, gừng là nguyên liệu để giảm ho và đau họng do cảm lạnh gây ra. Nguyên nhân là gừng có chứa các hợp chất làm giãn mạch máu và phổi, đồng thời làm thư giãn các cơ trơn, dẫn đến mở đường hô hấp. Bạn có thể ngâm củ gừng tươi thái lát trong nước nóng, hoặc thêm gừng thái nhỏ vào trà thảo dược để giảm ho.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)