Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Thực phẩm cho bệnh lý tiểu đường

Tạp Chí Giáo Dục

Dinh dưng trong bnh lý tiu đưng là chuyên đ tư vn sc khe đưc BS Nguyn Viết Qunh Thư – Trưng khoa Dinh dưng (BV Pháp Vit) trình bày ti Câu lc b Bnh nhân (BN) tim mch có ý nghĩa thiết thc cho các BN đang trong giai đon điu tr căn bnh nguy him này.

Rau xanh là thc phm thân thin cho ngưi b bnh tiu đưng

Các loi thc phm “khc tinh”

Căn bệnh tiểu đường (đái tháo đường) được coi là “đầu mối” gây ra các bệnh lý về tim mạch, suy thận, mạch vành, tai biến mạch máu não nên luôn là nỗi sợ hãi của các BN. Ngoài sử dụng thuốc điều trị và phương pháp vận động thì chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng nhằm kìm hãm quá trình đi lên của đồ thị đường huyết. Chị Hòa – ngụ ở P.Phú Hữu, Q.9 chia sẻ: “Tôi thường nghe nói bệnh tiểu đường là phải hạn chế dùng nhiều đường như các món chè, bánh ngọt, kem và các loại tinh bột trong ngũ cốc như gạo, bắp, mì. Tuy nhiên theo tôi nghĩ như thế vẫn chưa đủ”. Vì thế câu hỏi: “Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?” luôn là nỗi lo lắng thường trực của những người đứng trong và ngoài cuộc của căn bệnh nguy hiểm này.

BS Nguyễn Viết Quỳnh Thư khẳng định, bạn dù đã bị tiểu đường hay mới được chẩn đoán có nguy cơ thì bên cạnh việc dùng thuốc cần phải thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp không ngoài mục đích giúp ổn định đường huyết. Nói cách khác nhờ ăn uống mà là lượng đường trong máu luôn được kiểm soát chặt chẽ.

Theo BS Quỳnh Thư, trước hết BN tiểu đường cần tránh xa các thực phẩm ngọt như bánh ngọt, nước ngọt, kẹo, nước có ga… Khi bị tiểu đường thì lượng đường trong máu không còn ở mức bình thường mà đã vượt quá giới hạn cho phép vì thế đừng nên làm cho tình hình càng thêm tồi tệ. Hầu hết trái cây là thực phẩm tốt cho người bệnh tuy nhiên đối với tiểu đường một số trái cây có vị ngọt đậm cũng cần hạn chế tới mức tối đa. Đó là trường hợp một số BN dù không ăn bánh kẹo nhưng sau khi ăn vài khúc mía, mấy miếng dưa hấu và các loại hoa quả ngọt khác thì lượng đường cũng tăng lên. Hầu hết trái cây khô có lượng đường cao hơn trái cây tươi nên BN tiểu đường cũng không nên ăn nhiều.

Nhng thc đơn thông minh

Là một loại thực phẩm luôn có mặt trong mỗi bữa ăn nhưng tinh bột cũng là một tác nhân gây hại cho người tiểu đường vì thế BN cũng phải hạn chế ăn ít cơm, bánh mì… Ngay cả bún, phở, cháo đều xuất xứ từ gạo nên chứa nhiều tinh bột. Thay vì ăn gạo trắng, gạo xát kỹ thì nên dùng gạo lứt hay các loại ngũ cốc có lợi như các loại đậu xanh, đậu nành, đậu phộng… Người mắc bệnh tiểu đường phải nói không với các đồ ăn có chất béo bão hòa, đó là các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, lục phủ ngũ tạng, lòng đỏ trứng, mật ong, mật mía, đường thốt nốt, đường phèn, bơ sữa… Nhiều người vẫn nghĩ rằng, thực phẩm từ nguồn gốc thực vật hoàn toàn có lợi nhưng đối với người bị bệnh tiểu đường, các loại nước cốt dừa, sữa dừa, kem dừa… cũng có nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Một số thức ăn nhanh như mì gói, khoai tây chiên, lạp xưởng, xúc xích hay các loại đồ hộp, dầu chiên đi chiên lại cũng ẩn chứa nhiều độc tố không có lợi cho người bị tiểu đường. Là loại đồ uống có cồn, rượu bia chứa nhiều chất kích thích và kết hợp với thực phẩm khác thì trở thành “chất xúc tác” làm cho lượng đường trong máu vốn đã cao lại càng cao thêm. Ưu tiên cho các loại thực phẩm “thân thiện” như cá, khổ qua, bông cải xanh, cà rốt, rau các loại…

Điều khó khăn nhất đối với BN tiểu đường là các loại thực phẩm trên được BS khuyên hạn chế lại là những món ăn cần thiết hàng ngày trong đó có những món ngon vô cùng hấp dẫn. Nếu chúng ta không có ý chí thì bệnh tật rất khó dừng lại dù vẫn có thuốc điều trị hàng ngày do chế độ ăn uống mang lại. Bên cạnh đó các thực phẩm có đường luôn là món ngon hấp dẫn có ma lực cuốn hút con người nên không ít BN bị “sa ngã”. Đây là lý do làm cho căn bệnh đái tháo đường trị không đến nơi đến chốn và công của BS cũng vô tác dụng. Sau khi điểm mặt các loại thực phẩm cần tránh, không ít người cho rằng: Vậy đâu còn gì cho người bị bệnh tiểu đường ăn, không lẽ chỉ ăn cháo trắng? Như vậy, ngoài việc hạn chế thực phẩm nhiều đường, chất bột đường BN cần có một nguyên tắc vàng về chế độ dinh dưỡng. Không nên ăn một lúc quá nhiều dễ tăng đường huyết tức thì mà nên chia nhỏ khẩu phần ra nhiều bữa trong ngày để sau khi ăn lượng đường huyết trong máu vẫn được ổn định. Vì thế, không để quá đói mới ăn hoặc quá no rồi vẫn ăn thêm vì ngon miệng mà phải có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Muốn đổi món hoặc giảm chất bột đường cũng phải cần có thời gian không nên “đốt cháy giai đoạn” thay đổi quá nhanh cơ cấu thực đơn hàng ngày của mỗi bữa ăn để đủ chất dinh dưỡng tránh suy nhược cơ thể và thiếu chất.

Biết được loại thực phẩm nào cần tránh và nên dùng các đồ ăn thức uống nào phù hợp cho bệnh tật sẽ là “người dẫn đường” thiết thực giúp cho BN biết kiêng cữ để phòng ngừa và điều trị đúng căn bệnh mà mình đang mang trong người. “Tốt nhất là mỗi người hãy là một chuyên gia dinh dưỡng trong gia đình biết lên thực đơn hàng ngày cho bản thân, biết chế biến các món ăn ngon từ thực phẩm nên dùng và cả kiêng khem để có bữa ăn ngon miệng và bổ dưỡng, không còn nỗi lo về tăng đường huyết trong máu” – BS Quỳnh Thư khuyên.

Bài, nh: Hương Thy

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)