Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thực phẩm ở chợ đầu mối: An toàn tới đâu?

Tạp Chí Giáo Dục

TP.HCM có 3 ch đu mi nông sn thc phm ln gm: Th Đc; Hóc Môn; Bình Đin. 3 ch này là ngun phân phi ch yếu cho các ch truyn thng, h kinh doanh, ngưi dân TP. Vì vy vn đ an toàn thc phm ti 3 ch này rt quan trng. Mi đây Ban Văn hóa – Xã hi, HĐND TP đã có các bui giám sát ti 3 ch này nhm tìm câu tr li chính xác cho câu hi: “Thc phm ch đu mi: An toàn ti đâu?”…

Đoàn giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP.HCM khảo sát tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức

Cung cp 70-80% lưng thc phm cho TP

Theo ông Lê Minh Hải – Phó Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP, 3 chợ đầu mối (chợ đầu mối nông sản Thủ Đức; chợ đầu mối Bình Điền; chợ đầu mối nông sản Hóc Môn) cung cấp 70-80% lượng thực phẩm cho TP.HCM.

Cụ thể như chợ đầu mối Bình Điền, ngoài mặt hàng nông sản rau, củ, quả; chợ còn cung cấp khoảng 35% sản lượng thịt súc sản cho TP. Đặc biệt, chợ giữ vai trò chính trong việc cung cấp nguồn thủy hải sản cho cả TP.HCM và các vùng phụ cận với thị phần ước trên 70%. Hiện nay, chợ đầu mối Bình Điền có 7 nhà lồng chuyên kinh doanh nông sản, thực phẩm với hơn 1.800 thương nhân.

Theo Ban quản lý chợ đầu mối Bình Điền, sản lượng hàng hóa nhập chợ đạt bình quân 2.500 tấn/ngày; trong đó: thủy hải sản – 1.200 tấn, nông sản – 1.000 tấn, súc sản – 300 tấn. Giá trị hàng hóa luân chuyển bình quân đạt 150 tỉ đồng/ngày.

Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức kinh doanh các mặt hàng trái cây và rau củ, quả. Khu vực trong chợ hiện nay có 1.424 điểm kinh doanh với 945 thương nhân; trong đó ngành hàng rau có 590 vựa, ngành hàng trái cây có 712 vựa, ngành hàng hoa có 92 vựa.

Tại chợ đầu mối nông sản Hóc Môn, ngoài các mặt hàng rau củ quả, thực phẩm thì hàng hóa chủ lực ở đây là thịt heo. Thị phần thịt heo tại chợ đầu mối nông sản Hóc Môn cung ứng cho TP.HCM luôn chiếm 50-55%. Trung bình mỗi đêm, chợ cung cấp cho thị trường khoảng 5.000 con heo.

Thịt heo nhập vào chợ đầu mối nông sản Hóc Môn

Có thể nói, bữa ăn của người dân TP.HCM có đảm bảo an toàn thực phẩm hay không phụ thuộc không nhỏ vào 3 chợ đầu mối này. Theo đó, công tác kiểm tra, giám sát tại 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức và Hóc Môn là điều không thể xem nhẹ…

Theo ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó Giám đốc Sở Công thương TP, TP.HCM hiện có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn chợ lẻ, bếp ăn tập thể, đơn vị cung cấp suất ăn… Nếu không kiểm soát tốt ở chợ đầu mối thì việc kiểm tra sau đó sẽ rất khó khăn và vất vả.

Ông Nguyễn Minh Nhựt – Phó Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP.HCM – cho rằng, nguồn thực phẩm không đảm bảo sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, tốn chi phí xã hội. Do đó, việc kiểm soát chất lượng hàng qua các chợ đầu mối là rất quan trọng.

T năm 2020 đến nay: Không xy ra ng đc thc phm trong các khu chế xut, khu công nghip

Báo cáo với đoàn giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP.HCM về công tác quản lý an toàn thực phẩm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; đại diện Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM cho biết, TP hiện có 17 khu công nghiệp và chế xuất với 252.131 công nhân, người lao động; trong đó có 289 doanh nghiệp tổ chức bếp ăn tập thể (gồm 70 doanh nghiệp tự nấu, 53 doanh nghiệp thuê bên ngoài nấu tại đơn vị, 166 doanh nghiệp đặt suất ăn công nghiệp). Giá suất ăn từ 20-35 ngàn đồng/suất.

Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM tích cực phối hợp với Sở An toàn thực phẩm TP và các đơn vị liên quan đã tăng cường quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát tốt an toàn thực phẩm trong khu. Từ năm 2020 đến nay, trong các khu chế xuất, khu công nghiệp không xảy ra ngộ độc thực phẩm; chất lượng bữa ăn của công nhân, người lao động được cải thiện…

Tại chợ đầu mối Bình Điền, theo Ban quản lý chợ, mỗi tháng tổ chức lấy 120 mẫu test nhanh (khoảng 1.440 mẫu/ năm) để kiểm tra hàn the, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phẩm màu, chất tẩy trắng, formol… nhằm giám sát các mối nguy về an toàn thực phẩm tại chợ. Hàng ngày kiểm tra việc khai báo của thương nhân, yêu cầu phải khai báo đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc. Giám sát chất lượng thịt gia súc từ các lò mổ (chủ yếu ở tỉnh Long An) nhập về chợ đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định…

Tại 2 chợ đầu mối Thủ Đức và Hóc Môn, ban quản lý các chợ cũng cho biết, bên cạnh việc tuyên truyền về an toàn thực phẩm đến tiểu thương, lực lượng chức năng cũng thường xuyên ra quân kiểm tra, giám sát…

Vn lt thc phm “bn”

Mặc dù ban quản lý các chợ đầu mối đều khẳng định rất nỗ lực trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, tại buổi giám sát công tác quản lý an toàn thực phẩm ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, ông Nhựt cho biết, thực tế đoàn giám sát đi tới vựa nào thì gần như vựa đó có sai sót, lỗ hổng; việc ghi chép, truy xuất nguồn gốc của thương nhân còn sơ sài, chưa đầy đủ. Đoàn giám sát ghi nhận nhiều lô hàng trái cây nhập khẩu không có nhãn phụ, có tiểu thương tại chợ đầu mối không xuất trình đầy đủ hóa đơn chứng từ nguồn gốc hàng hóa dù đã được kiểm tra trước khi nhập và phân phối theo quy trình, đặc biệt là hàng Trung Quốc.

Trong khi đó, tại chợ đầu mối nông sản Hóc Môn (khu chợ cung cấp khoảng 1/2 sản lượng thịt heo cho thị trường TP), ông Cao Thanh Bình – Trưởng ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP – đã chọn ngẫu nhiên 2 xe lạnh chở heo mảnh về chợ, cả 2 xe đều có vòng niêm phong của thú y. Mặc dù có vòng niêm phong truy xuất nguồn gốc nhưng khi dùng thiết bị chuyên dụng của cán bộ quản lý an toàn thực phẩm tại chợ để kiểm tra thì phát hiện thông tin không khớp với bảng giấy.

Theo đó, ông Bình đề nghị giữ lô heo lại để kiểm tra thêm. Tuy nhiên, đại diện Đội quản lý an toàn thực phẩm tại chợ đầu mối nông sản Hóc Môn giải thích, giấy chứng nhận kiểm dịch có giá trị pháp lý nên lô hàng vẫn nhập chợ bình thường. Trong trường hợp này, đội chỉ nhắc nhở các bên liên quan nhập số liệu cho chính xác.

Về phía Sở An toàn thực phẩm TP cũng thông tin, việc đeo vòng truy xuất nguồn gốc chỉ là khuyến khích, không bắt buộc nên chưa có chế tài xử lý nếu chủ hàng không thực hiện.

Công ty CP Chế biến thực phẩm Hóc Môn được cho là đơn vị có trách nhiệm cung cấp thịt heo mảnh cho chợ đầu mối nông sản Hóc Môn. Song, báo cáo với đoàn giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP, ông Tô Văn Liêm – Chủ tịch HĐQT công ty – cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng gia công giết mổ là 339.700 con. Công suất bình quân chỉ 1.887 con/ngày, tương đương 47,17% công suất thiết kế nên hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

S tăng sng ly mu giám sát an toàn thc phm

Ông Lê Minh Hải – Phó Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP – cho biết, nguồn hàng lưu thông rất lớn khi 3 chợ đầu mối cung cấp 70-80% lượng thực phẩm cho TP nên có thời điểm gặp khó trong kiểm soát. Đặc biệt, chúng ta chưa kiểm soát, giám sát được nguồn ban đầu, từ các tỉnh về. Để việc kiểm soát từ nguồn thì cần ngành công thương, nông nghiệp tham gia. Trong thời gian tới, ngành quản lý an toàn thực phẩm sẽ quyết liệt triển khai việc tuyên truyền cho thương nhân, cá nhân tham gia trong quá trình sản xuất kinh doanh, tăng số lượng lấy mẫu giám sát…

“Công suất giết mổ heo công nghiệp của Công ty CP Chế biến thực phẩm Hóc Môn và các nhà máy giết mổ công nghiệp tại TP.HCM khoảng 10.000 con/ngày nhưng hiện chỉ khai thác được 25% do thiếu nguồn heo. Trong khi đó, nguồn heo sống tập trung chuyển về Long An giết mổ ở các cơ sở thủ công rồi chuyển thịt heo mảnh về chợ đầu mối nông sản Hóc Môn với sản lượng hằng đêm chiếm hơn 50% tổng sản lượng heo về chợ. Trước đó, khi TP.HCM yêu cầu giết mổ công nghiệp 100%, các cơ sở giết mổ thủ công này ở Long An chỉ giết mổ, cung cấp cho người dân địa phương với công suất không quá 50 con heo/ngày”, ông Liêm thông tin thêm.

Có thể nói, với hơn 50% tổng sản lượng thịt heo về chợ đầu mối nông sản Hóc Môn được giết mổ ở các cơ sở thủ công tại Long An cũng là một mối lo về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ch t phát “ln át” ch đu mi

Tại các buổi giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP đối với 3 chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn, Thủ Đức cho thấy một thực trạng là chợ tự phát đang “lấn át” chợ đầu mối.

Chẳng hạn tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, khu vực bên ngoài và các tuyến đường xung quanh chợ là các hộ kinh doanh rau củ quả. Ngoài ra còn có một lượng không nhỏ lao động tự do, bán lẻ các loại hàng như hành lá, củ hành, lượng lao động này không có nơi kinh doanh cố định thường xuyên lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán.

“Khu vực xung quanh nằm trên địa bàn các phường Bình Chiểu, Hiệp Bình Phước có 85 hộ sơ chế nông sản như chuối bào, sả bào, trái cây, rau muống bào (những cơ sở kinh doanh này thường xuyên thay đổi tên người đại diện pháp luật hoặc địa điểm kinh doanh); phường Tam Bình có 152 hộ kinh doanh, trong đó 54 hộ có đăng ký kinh doanh, 98 hộ không đăng ký kinh doanh…”, ông Nguyễn Văn Khuôn – Trưởng phòng Y tế TP.Thủ Đức – bức xúc.

Theo ông Khuôn, trong 6 tháng đầu năm 2024, Phòng Y tế TP.Thủ Đức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 17 cơ sở, trong đó xử lý 44 cơ sở; UBND phường Bình Chiểu kiểm tra 156 lượt, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 26 trường hợp. Đến nay khu vực cầu Bình Đức (thuộc địa bàn phường Bình Chiểu) đã được giải tỏa, tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng, lề đường đã giảm 80% so với cùng kỳ năm 2023; UBND phường Tam Bình tổ chức thực hiện công tác trật tự đô thị, xử lý các trường hợp kinh doanh buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trái phép thường xuyên, liên tục. Theo đó kiểm tra 644 lượt, xử phạt 203 trường hợp. Trong 6 tháng đầu năm 2024, triển khai kiểm tra lĩnh vực an toàn thực phẩm đối với 24 cơ sở, theo đó phát hiện và xử lý 7 cơ sở vi phạm.

Tại chợ đầu mối nông sản Hóc Môn, vấn đề kinh doanh tự phát quanh chợ gây bức xúc cho các thương nhân trong chợ do bất bình đẳng trong quản lý an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, chấp hành nghĩa vụ thuế…

Về vấn đề này, bà Huỳnh Thị Xuân Mai – Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn – thông tin, huyện đã thành lập tổ công tác xử lý vấn đề buôn bán tự phát quanh chợ đầu mối nông sản Hóc Môn với 3 ca trực làm việc 24/24 giờ nhưng vẫn gặp một số khó khăn như: khi kiểm tra, chủ hàng vắng mặt; chủ hàng đối phó bằng việc đưa hàng đi chỗ khác, cất kho lạnh khi bị kiểm tra; lực lượng kiểm tra còn mỏng, kiêm nhiệm… nên chưa đạt được hiệu quả.

Khó đm bo an toàn thc phm nếu không dp đưc ch t phát

Sau khi đi khảo sát 3 chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức và Hóc Môn, ông Cao Thanh Bình – Trưởng ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP.HCM – cho rằng, ý nghĩa khi xây dựng 3 chợ đầu mối là để gom chợ nhỏ lẻ về một đầu mối nhằm kiểm soát chặt nguồn hàng cung ứng cho TP. Tuy nhiên, quá trình hoạt động không như mong muốn, đặc biệt vấn nạn chợ tự phát.

“Chợ đầu mối cung cấp lượng lớn thực phẩm cho TP. Do đó, có làm cách nào đi chăng nữa (như lấy mẫu xét nghiệm, test nhanh, kiểm tra nguồn hàng nhập vào, truy xuất nguồn gốc thực phẩm…) nhưng xung quanh chợ đầu mối không kiểm soát được (chợ tự phát) thì đừng nói đến đảm bảo an toàn thực phẩm”, ông Bình khẳng định.

Đoàn giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND TP.HCM khảo sát tại chợ đầu mối nông sản Hóc Môn

Tại chợ đầu mối Bình Điền, xung quanh khu vực chợ có 62 điểm bán không phép thuộc địa phận quản lý quận 8 và 11 điểm bán không phép thuộc địa bàn huyện Bình Chánh. Đại diện UBND huyện Bình Chánh và UBND quận 8 cho biết, thời gian qua lực lượng chức năng địa phương đã ra quân xử phạt nhiều vụ liên quan đến lấn chiếm lòng lề đường, kinh doanh không phép, xe lôi, xe ba gác… xung quanh khu vực kinh doanh của chợ đầu mối Bình Điền. Tuy nhiên do vướng các quy định, không đủ nhân lực nên gặp nhiều khó trong việc kiểm tra, xử lý kinh doanh tự phát, trái phép, đặc biệt trên tuyến đường Nguyễn Văn Linh – Quản Trọng Linh.

“Hơn 70 điểm chúng ta bỏ ngỏ, thiếu kiểm soát, chính quyền quận 8 và huyện Bình Chánh nghĩ sao nếu lượng hàng tại các điểm này đi vào TP, sức khỏe người dân sẽ thế nào. Đề nghị 2 địa phương làm mạnh, nghiêm túc, nếu năng lực không đảm bảo thì TP tăng cường lực lượng”, ông Bình – nhấn mạnh tại buổi giám sát chợ đầu mối Bình Điền.

Theo ông Bình, việc quản lý tốt an toàn thực phẩm tại chợ đầu mối rất quan trọng vì đây là nguồn cung cấp chính thực phẩm tươi sống cho người dân TP.HCM. Qua giám sát tại chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức và Hóc Môn, cho thấy vấn đề chợ tự phát quanh chợ đầu mối rất nghiêm trọng.

“Chúng tôi sẽ tổng hợp báo cáo và kiến nghị UBND TP.HCM xử lý”, ông Bình nói.

Ông Bình cũng thẳng thắn nhìn nhận, cách xử lý chợ tự phát hiện nay rất mất sức nhưng chưa hiệu quả do thiếu sự đồng bộ. Không cần trực 24/24 giờ, chỉ cần gắn camera để phạt nguội. Xung quanh chợ có bảng “cấm dừng cấm đỗ” thì phải tăng cường xử phạt. Nếu không dừng xe, đỗ xe được thì những điểm kinh doanh tự phát này không thể hoạt động…

Ngc – Triu – Thúy

Bình luận (0)