Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thực phẩm sạch, bẩn lẫn lộn: Người tiêu dùng phải tự… cứu mình

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

An toàn thc phm (ATTP) là vn đ ln xy ra hu hết các nưc đang phát trin, trong đó có nưc ta. Vy làm sao đ đm bo ATTP khi thc phm sch, bn ln ln vi nhau, nht là các ch. Đây không ch là trách nhim ca cơ quan qun lý Nhà nưc mà trưc tiên mi ngưi tiêu dùng phi t cu mình…


Ngưi tiêu dùng chn mua rau ti h thng bán l hin đi

Ngưi mua đng trông ch vào đo đc ca… “k bán”

Tại Hội nghị “Đảm bảo chất lượng ATTP và minh bạch nguồn gốc xuất xứ thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam” được tổ chức tại TP.HCM mới đây, khi nói về đạo đức kinh doanh, ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn – cho rằng, đạo đức là vấn đề trừu tượng, đừng nói đạo đức nữa. Bởi có những người hám lợi, chỉ vì tiền mà sản xuất, buôn bán thực phẩm không đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Và thực tế đúng như ông Hoan nói. Có rất nhiều “kẻ bán” vì tiền mà bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng. Bằng chứng là lực lượng chức năng mỗi khi ra quân đều thu giữ rất nhiều thực phẩm bẩn. Mới đây (ngày 11-10), tại Quốc lộ 32C (P.Bến Gót, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), Đội quản lý thị trường số 8 – Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ phối hợp với Đội cảnh sát giao thông số 1 – Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Phú Thọ tiến hành dừng kiểm tra xe ô tô tải biển kiểm soát 19C-024.63. Theo đó, trên xe đang vận chuyển 91kg lòng, gan, dạ dày heo đã bốc mùi hôi thối và biến đổi về màu sắc. Ông Nguyễn Văn Việt (chủ xe) thừa nhận, mua số hàng này của một người đàn ông ở chợ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đem về tỉnh Yên Bái  bán lại cho các quán ăn ven đường và người dân.

Bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao – cũng cho biết: “Có doanh nghiệp có tư tưởng đi mua giấy chứng nhận hàng đạt tiêu chuẩn để nộp hồ sơ nhằm đối phó…”.

Riêng tại TP.HCM, nói về hiện trạng quản lý ATTP trên địa bàn, bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng ban Quản lý ATTP TP – cho biết, năm 2015-2016, lực lượng chức năng TP đã kiểm tra 98.235 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó có 14.906 cơ sở vi phạm (chiếm 15,2%); giai đoạn 2017-2022, kiểm tra 327.554 cơ sở, 36.953 cơ sở vi phạm (11,3%). Về hoạt động lấy mẫu, giai đoạn 2017-2022 lấy 11.624 mẫu giám sát, ghi nhận 10.940 mẫu đạt (chiếm 94,1%), 684 mẫu không đạt (5,9%); lấy 33.561 mẫu trong quá trình thanh kiểm tra, có 33.384 mẫu đạt (99,5%), 177 mẫu không đạt (0,5%). Cũng trong giai đoạn 2017-2022, lấy 612.890 mẫu tại các phòng kiểm nghiệm và kênh phân phối hiện đại, kết quả có 610.595 mẫu đạt (99,63%), 2.295 mẫu không đạt (0,37%).

Số cơ sở vi phạm giảm, số mẫu đạt rất cao (từ 94 đến hơn 99%), nhưng bà Lan cho rằng, đừng chủ quan khi có những kết quả đẹp như thế này.

Bởi trên thực tế, theo như ông Trần Văn Thích – Giám đốc HTX Nông nghiệp sản xuất – thương mại – dịch vụ Phước An (huyện Bình Chánh, TP.HCM) – thì, hoạt động thanh tra, kiểm tra của lực lượng chức năng đang tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh có đăng ký mà bỏ quên cơ sở không có giấy phép…

Những cơ sở không có giấy phép đó là những xe đẩy bán đồ ăn, đồ uống, rau củ quả, thịt cá ở lòng lề đường, vỉa hè, nhất là khu vực gần chợ truyền thống…

Sở dĩ những cơ sở không phép này vẫn có “đất sống” mặc dù thường xuyên bị lực lượng chức năng nhắc nhở, thậm chí tịch thu hàng hóa là do bản tính “thấy tiện nên mua” của không ít người tiêu dùng.

Bà Lan cho biết, có rất nhiều người tiêu dùng trên đường đi làm về dừng xe dưới lòng đường mua thực phẩm cho bữa cơm chiều. Họ ngại vào chợ, vào siêu thị vì mất thời gian, trong khi dọc đường bên ngoài chợ thứ gì cũng có…

Doanh nghip và nông dân không th tách ri

Theo ông Hoan, rất khó để kiểm soát chặt chất lượng thực phẩm khi nền nông nghiệp Việt Nam còn manh mún, tự phát. Việc quản lý ATTP không chỉ là của Nhà nước mà phải là của cả cộng đồng. Đã đến lúc doanh nghiệp và người nông dân ngồi lại với nhau để cân bằng giữa lợi nhuận và sức khỏe của đồng bào.

Ông Hoan dẫn chứng tại Nhật Bản có một ngôi làng hẻo lánh thay đổi thần kỳ nhờ trồng xà lách sạch. Tại đây, họ tự đứng ra tổ chức, xây dựng bộ tiêu chí riêng cho canh tác. Đây là những tiêu chí khắt khe khiến rau xà lách của làng dù không theo tiêu chuẩn phổ biến nào nhưng chất lượng vẫn cao. 

“Họ có một quy tắc nếu một hộ nào trong làng vi phạm, không tuân thủ tiêu chí sẽ bị cấm canh tác. Nhờ vậy, Kawakami đã trở thành ngôi làng trồng rau sạch giàu nhất ở Nhật Bản. Thu nhập người dân nơi đây là 25 triệu yen/năm (hơn 200.000 USD) từ trồng xà lách”, ông Hoan thông tin.

Tại Việt Nam, ông Hoan cho rằng doanh nghiệp và nông dân cũng nên hợp tác bằng tư duy tạo ra chuỗi giá trị chung như mô hình trên thay vì chỉ mua đứt bán đoạn. Thời gian đầu, doanh nghiệp cần tiếp cận nông dân, hiểu tâm tư và hướng họ sản xuất theo chuỗi giá trị. Khi mọi thứ đã theo quy trình và cả hai đều hướng tới người tiêu dùng, sản phẩm làm ra dù giá cao vẫn được đón nhận. Doanh nghiệp phải tiên phong, hướng dẫn, đặt hàng người nông dân để cho ra những thực phẩm sạch…

Tại TP.HCM, bà Lan cho biết, TP đang siết chặt kiểm tra ATTP ở nhiều khâu như chợ, siêu thị, bếp ăn tập thể, nhà hàng khách sạn. 

“Dựa vào quy định pháp luật như quy định về nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ, thời gian tới TP sẽ làm nghiêm hơn nữa để hạn chế thực phẩm kém chất lượng từ các tỉnh đưa về, những sản phẩm không đạt chất lượng sẽ không được nhập vào TP”, bà Lan khẳng định.

Ông John G. Keogh – Giám đốc dự án ATTP vì sự phát triển (dự án của Canada nhằm tài trợ Việt Nam xây dựng, phát triển một số chuỗi giá trị bền vững) – cho hay, tại Canada để tham gia sản xuất nông sản, thực phẩm cung cấp ra thị trường, các cơ sở phải được cấp phép và có các văn bằng, chứng chỉ liên quan để ngăn ngừa nguy cơ mất an toàn. Trong đó, quan trọng nhất là phải truy xuất được nguồn gốc thực phẩm và có khả năng triệu hồi sản phẩm khi có vấn đề.

Cũng theo ông John G. Keogh, 5 năm qua, Việt Nam đã tiến bộ rất lớn trong việc truy xuất nguồn gốc ở kênh bán lẻ hiện đại. Mã QR được áp dụng rất phổ biến tại các siêu thị, giúp truy xuất nguồn gốc hàng hóa nhanh chóng. Theo các doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam đã đi trước nhiều nước trong việc truy xuất nguồn gốc bằng mã QR và họ phải tuân thủ nếu muốn bán hàng vào Việt Nam.

Có thể nói mã QR là một cách để người tiêu dùng có được bữa ăn sạch.

Ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM – nhấn mạnh: “Nếu không số hóa thì không thể kiểm soát nổi lượng thực phẩm rất lớn đang tiêu thụ và lưu chuyển tại TP.HCM. TP hiện tiêu thụ 30% nông sản, 10% thịt gia súc – gia cầm, 20% thủy hải sản cả nước…”.

Ngoài ra, ông Hoan cho rằng, muốn quản lý tốt vấn đề ATTP, phải có bộ máy thống nhất. Trong khi cả nước có ít nhất 3 ngành tham gia quản lý ATTP gồm ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn, ngành công thương và ngành y tế thì TP.HCM đã thống nhất được đầu mối là Ban Quản lý ATTP.

Thùy Linh

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)