Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

Thực phẩm thành độc tố khi ăn sống

Tạp Chí Giáo Dục

Khi ăn thực phẩm sống hoặc tái, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ bị ngộ độc và nhiễm các ký sinh trùng như giun, sán dây, sán lá gan rất nguy hiểm. Để tránh tình trạng này, bạn nên nấu chín kỹ những thực phẩm dưới đây trước khi ăn.
Thịt gà
Sau khi sơ chế, thịt gà được đưa đến siêu thị và nó có thể bị nhiễm những vi khuẩn như campylobacter, salmonella. Đây là những loại vi khuẩn gây ngộ độc và rối loạn tiêu hóa. Do vậy, ăn thịt gà sống hoặc không được nấu chín kỹ có thể khiến bạn phải nhập viện. Các món chế biến từ thịt gà phải được nấu chín ở nhiệt độ ít nhất là 165oC để tránh vi khuẩn gây hại.
Khoai mì
Thực phẩm thành độc tố khi ăn sống 2

Theo The Science of Eating, khoai mì sống có chứa độc tố cyanide. Lá khoai mì chứa nhiều cyanide nhất nhưng một phần độc tố này cũng nằm trong củ. Để tránh bị ngộ độc, khoai mì cần được bỏ vỏ, ngâm nước, rửa sạch và nấu thật chín để loại bỏ độc tố.
Thịt heo
Thịt heo cần được nấu chín và không nên ăn thịt sống hay tái. Ăn thịt heo nấu chưa chín có thể bị nhiễm những ký sinh trùng như giun xoắn, giun đũa, sán dây. Ngoài ra, ăn thịt tái sống còn có nguy cơ bị bệnh thương hàn và dịch tả.
Nhiều người thích ăn cá sống cho món sushi và sashimi. Tuy nhiên, ăn cá sống hoặc chưa được nấu chín kỹ dễ bị nhiễm giun Anisakis và sán dây. Anisakis sống ký sinh ở những động vật biển và nó có hình dạng giống giun đũa. Những người nhiễm ký sinh trùng này thường đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn mửa trong vài giờ sau khi ăn.
Đậu đỏ
Theo trang The Huffington Post, đậu đỏ sống hoặc nấu chưa chín chứa nhiều lectin. Độc tố này gây buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy sau 3 giờ tiêu thụ thực phẩm. Do vậy, bạn cần phải ngâm đậu đỏ trong nước ít nhất 5 giờ trước khi nấu. Sau đó, đun sôi cho tới khi đậu mềm để loại bỏ độc tố.

Lê Loan (TNO)

 

Bình luận (0)