Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thực tế hóa đề kiểm tra, đánh giá

Tạp Chí Giáo Dục

Trong tiến trình đi mi giáo dc, vic đi mi cách ra đ kim tra, đánh giá đưc xem như mt bưc to đà không ch cho hot đng ging dy mà còn làm thay đi nhn thc ca giáo viên, hc sinh và ph huynh…

Việc đổi mới trên sẽ từng bước khắc phục được tư duy “học tủ, học vẹt”, buộc học sinh phải vận động, nâng cao năng lực tự học, đưa kiến thức bài học gắn liền với thực tế cuộc sống.


Theo th
y Phan Thế Hoài (giáo viên ng văn Trưng THPT Bình Tân, TP.HCM), hc sinh luôn hào hng đón nhn nhng đ bài có tính m, gn gũi vi cuc sng đi thưng (nh minh ha)

Phi phù hp vi mc đích giáo dc ca môn hc

Được biết đến là giáo viên trẻ với nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy, thầy Phạm Lê Thanh (giáo viên hóa Trường THCS-THPT Tân Phú, TP.HCM) luôn coi việc thực tế hóa đề kiểm tra cho học sinh là một cách thức để kiểm tra kiến thức và khả năng tư duy, hiểu của người học. Với quan điểm hóa học là khoa học của thực nghiệm, là công cụ kiến tạo cuộc sống, nội dung đề kiểm tra môn hóa luôn được thầy Thanh cập nhật kiến thức thực tiễn, các công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng, dùng hóa học để giải thích hiện tượng có trong đời sống, nhằm giúp học sinh nhận thức tầm quan trọng của bộ môn và yêu thích môn học. “Đề kiểm tra học kỳ I khối 10 vừa qua, tôi cho học sinh giải quyết phản ứng oxi hóa khử của Ancol etylic (rượu) với chất chuẩn độ Kali đicromat (K2Cr2O7) trong thiết bị đo nồng độ cồn, để các em hiểu nguyên tắc, đồng thời tính toán được mức độ nào thì bị vi phạm an toàn giao thông để từ đó giáo dục học sinh ý thức sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và chấp hành Luật Giao thông một cách nghiêm túc. Lớp 11 thì có thể cho học sinh giải thích các hợp chất ứng dụng trong ngành thực phẩm như bánh bao làm từ NH4HCO3, hay tính toán mức độ bón phân phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cây trồng để học sinh vận dụng vào đời sống ngay tại gia đình…”, thầy Thanh nêu ví dụ.

Ở bộ môn ngữ văn, nhằm tạo tâm lý gần gũi với lứa tuổi, khơi gợi cảm xúc cho học sinh, thầy Phan Thế Hoài (giáo viên ngữ văn Trường THPT Bình Tân, TP.HCM) thường xuyên đưa chất liệu cuộc sống lồng ghép vào trong đề kiểm tra môn học, khơi gợi sự sáng tạo của học sinh và mang lại hiệu quả giáo dục cao. “Đợt kiểm tra học kỳ I vừa qua, với môn ngữ văn 10, tôi cho ngữ liệu là một bài viết “Phóng viên bật khóc khi thi thể một cháu bé được đưa lên từ bùn đất ở Trà Leng”, đưa tin về vụ sạt lở đất ở Trà My – Quảng Nam. Từ ngữ liệu, tôi hỏi các câu liên quan đến nội dung đọc hiểu như: phong cách ngôn ngữ; biện pháp tu từ; ứng xử của những người tham gia cứu nạn; cảm nhận về hình ảnh người quay phim dừng máy quay, hướng ống kính đi chỗ khác rồi bật khóc nức nở… Câu nghị luận xã hội yêu cầu học sinh viết đoạn văn khoảng 200 chữ suy nghĩ về nghĩa cử của lực lượng công binh tham gia cứu hộ đồng bào gặp nạn. Khi chấm bài, tôi rất phấn khởi bởi học sinh làm bài có nhiều cảm xúc và bày tỏ được những suy nghĩ tích cực, cảm thông, chia sẻ, cảm phục, yêu mến lực lượng tham gia cứu hộ cứu nạn, nhiều bài viết rất chất lượng”, thầy Hoài cho biết.

So về chất và lượng với các đề kiểm tra không có sự đầu tư, làm mới, thầy Hoài cho rằng học sinh hào hứng đón nhận những đề bài có tính mở, gần gũi với cuộc sống đời thường của các em hơn, có xu thế sáng tạo và cảm xúc hơn khi tiếp cận những đề bài này. “Các chất liệu thực tế chọn lọc phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực học sinh, song cũng không được rời xa mục đích giáo dục của môn học”, thầy Hoài nhấn mạnh.

“Sai mt ly, đi mt dm”

Vài năm trở lại đây, khi ngành GD-ĐT đã có sự chuyển đổi trong hoạt động kiểm tra, đánh giá đồng bộ với đổi mới thi cử, yêu cầu đổi mới đề kiểm tra, đánh giá trong nhà trường càng trở nên rõ ràng, bức thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, vẫn còn trường hợp giáo viên nhầm lẫn giữa đổi mới và “làm quá”, dẫn đến có những đề kiểm tra “cười ra nước mắt”. “Nhiều ngữ liệu có thể phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh nhưng ngôn từ không có sự chắt lọc, gọt giũa để có thể làm khuôn mẫu cho một đề kiểm mang tính học thuật và thẩm mỹ, mang tính “bắt trend” (trào lưu) hơn là quan tâm đến vấn đề thời sự, gần gũi, thiết thực, giáo dục. Thậm chí, ngay cả việc lựa chọn câu chuyện ngụ ngôn dân gian cũng phải cân nhắc phù hợp với đối tượng học sinh và mục đích giáo dục, nếu không việc đổi mới rất dễ trở thành nhảm nhí, dung tục, tuyệt nhiên không hề có tính giáo dục đối với học sinh”, thầy Phan Thế Hoài chia sẻ. Theo thầy Hoài, một đề kiểm tra dù đổi mới đến đâu thì trước hết phải tường minh, có tính chân, thiện, mỹ, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Song song đó, phải phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo đức lối sống và không mang hành vi phạm pháp.

TRAO QUYN Đ GIÁO VIÊN ĐI MI

Đổi mới đề kiểm tra theo tính thực tế có vai trò quan trọng khi giúp kiến thức đi sâu vào cuộc sống, giúp lượng hóa quá trình đổi mới của mỗi nhà trường. Việc đổi mới càng đi vào chiều sâu thì càng chứng tỏ bản lĩnh, tính mới, tính mở của người giáo viên. Đơn cử, tại Trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM), việc đổi mới kiểm tra, đánh giá được nhà trường trao quyền cho giáo viên, thậm chí là “đặt hàng” giáo viên, gắn với những sự kiện thời sự, vấn đề mang tính giáo dục học sinh và gắn liền với bộ môn. “Khi giáo viên được trao quyền để đổi mới, thầy cô sẽ biết được năng lực học sinh của mình ở đâu, biết được tâm lý học sinh như thế nào để đưa những vấn đề đổi mới vào đề kiểm tra, đánh giá. Cũng từ quá trình được trao quyền đổi mới, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá sẽ không phải làm theo kiểu “đến hẹn lại lên”, tức là đến mỗi kỳ kiểm tra mới đổi mới đề kiểm tra mà giáo viên sẽ mạnh dạn thực tế hóa trong mỗi tiết dạy, bước ra ngoài những rào cản đóng khung vốn có…”, thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du) chia sẻ.

Trong khi đó, thầy Võ Kim Bảo (giáo viên ngữ văn Trường THCS Nguyễn Du, Q.1, TP.HCM) cho rằng, để việc đổi mới đề kiểm tra phát huy hiệu quả thì không chỉ cân nhắc đến các yếu tố nội dung, ngữ liệu, cách thức ra đề mà quan trọng là trong phương pháp giảng dạy bộ môn, qua từng tiết học, giáo viên luôn phải ý thức chuyển đổi từ dạy kiến thức sang dạy học phát triển năng lực học sinh, để các em tiếp cận và làm quen với cái mới ngay trong từng tiết học, tránh sự bỡ ngỡ. “Không phải cứ đến khi kiểm tra mới đổi mới cách ra đề mà ngay trong việc đánh giá thường xuyên học sinh, tính mới này cũng cần phải được giáo viên đề cập. Có như thế giáo viên mới quen tay trong trải nghiệm dạy học thực tế, việc ra đề mới bám sát với năng lực, không quá sức học sinh, ngữ liệu mới có tính giáo dục cao, phục vụ mục đích giáo dục của môn học”, thầy Bảo nói.

Đánh giá cao vai trò của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá gắn với thực tiễn cuộc sống, song thầy Nguyễn Việt Đức (Tổ phó Tổ ngữ văn Trường THCS-THPT Diên Hồng, TP.HCM) nhìn nhận, nếu giáo viên làm không tới thì “sai một ly có thể đi một dặm”. “Khi chọn ngữ liệu để xây dựng một đề kiểm tra, giáo viên cần xem xét đến ý nghĩa giáo dục, thẩm mỹ và tính tường minh chuẩn xác của văn bản. Không nhất thiết phải sử dụng ngữ liệu mang tính thời sự, bởi đôi khi chính việc chạy theo thời sự vô tình khiến giáo viên “rơi vào bẫy” chạy theo trào lưu mà có thể trào lưu đó không có giá trị giáo dục, thẩm mỹ…”, thầy Đức nhìn nhận.

Đỗ Giang Quân

 

Bình luận (0)