Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thực trạng khó có thể “đi làm vì đam mê” ở giới trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Theo kho sát ca mt trung tâm d báo nhân lc, năm 2019, t l hc sinh chn sai ngành hc chiếm khong 60%; ch có 5% hc sinh có hiu biết v ngành chn hc; 20% có hiu biết tương đi đy đ và 75% thiếu hiu biết v ngh bn thân chn hc, 50,8% không biết hc xong ra làm vic gì và nơi nào tuyn dng… Qua nhng con s đáng báo đng trên, có th thy vic tìm ra và theo đui đam mê t trưc đến nay vn chưa bao gi là điu d dàng.

Thông qua những nội dung sáng tạo được đăng tải những năm gần đây, cụm từ “Đi làm vì đam mê” đã dần trở nên phổ biến và thường được sử dụng một cách giải trí và hài hước dành cho nhóm nhân sự có điều kiện tốt ở công sở có những đặc điểm tiêu biểu như: mỗi ngày một ly trà sữa, đi làm nhận đơn giao hàng 3-4 lần… Đây là một dạng nói đùa phổ biến, những bài thảo luận liên quan luôn thu hút rất nhiều bạn trẻ bình luận, chia sẻ và kể cả nhắc đến một người bạn nào đó của mình ngay tại bài viết ấy. Bạn biết không, “Đi làm vì đam mê” hoàn toàn có thể hiểu đúng như nghĩa đen của nó, phản ánh hình ảnh một nhân sự đã tìm được công việc yêu thích, hoàn toàn chú tâm vào sự nghiệp và việc cống hiến, phát triển đam mê của mình. Vậy, làm thế nào để mỗi ngày tám tiếng đi làm thực sự vì đam mê?

Đam mê là cốt lõi, là sức mạnh trên con đường phát triển sự nghiệp

Tám tiếng là thời gian quy định ở mỗi doanh nghiệp về số giờ làm việc mỗi ngày của một nhân sự; thời gian này có thể nhiều hơn so trên thực tế. Có nghĩa là, số giờ làm việc chiếm hơn 1/3 thời gian trong ngày, đồng nghĩa với việc tổng thời gian làm việc chiếm 1/3 cuộc đời mỗi người. Vậy nên, việc tìm ra niềm hứng thú, yêu thích trong công việc, từ đó tập trung vào việc phát triển đam mê, để biến 1/3 cuộc đời này trở nên ý nghĩa cũng là một dạng hạnh phúc. Không thể nói đam mê thì không có áp lực công việc, có đam mê sẽ luôn thành công và phát triển nhanh hơn… nhưng có thể nói, có đam mê, chúng ta sẽ vững vàng hơn rất nhiều trên hành trình đã lựa chọn, sẽ có ít đi những suy nghĩ mông lung và quan trọng nhất là chúng ta sẽ luôn biết được lý do bản thân đã nỗ lực đến hiện tại chỉ có thể quy về hai chữ: Đam mê.

Thế hệ trẻ ngày nay đề cao trải nghiệm, không ngại đổi mới và thay đổi; nhưng đừng để việc chuyển đổi quá nhiều công việc trong một thời gian ngắn trở thành thói quen. Có một mục tiêu để theo đuổi luôn là việc lý tưởng; hãy để việc đề cao trải nghiệm áp dụng ở việc trau dồi thêm các mảng, các kiến thức có thể bổ trợ cho mục tiêu thay vì biến nó thành bất lợi và những sự lo lắng từ các nhà tuyển dụng tương lai.

Tìm ra và theo đuổi đam mê chưa bao giờ là dễ dàng

Theo khảo sát của một trung tâm dự báo nhân lực, năm 2019, tỷ lệ học sinh chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%. Chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành chọn học; 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề bản thân chọn học. Một khảo sát khác cũng cho kết quả, có đến 65,4% sinh viên năm thứ nhất tại một số trường đại học chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của ngành học mình lựa chọn; 50,8% không biết học xong ra làm việc gì và nơi nào tuyển dụng. Qua những con số đáng báo động trên, có thể thấy việc tìm ra và theo đuổi đam mê từ trước đến nay vẫn chưa bao giờ là điều dễ dàng. Một số ít người chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của việc hướng nghiệp đem lại nên có sự thờ ơ, “nước đến chân mới nhảy”, chọn đại ngành nghề đang “hot”, có thu nhập cao hoặc là theo truyền thống gia đình; một số khác thì nhận thấy nhưng vẫn loay hoay, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra nghề nghiệp yêu thích. Chúng ta không thể đánh giá đúng – sai cách hướng nghiệp của mỗi cá nhân, gia đình, nhưng việc tìm ra đam mê bản thân vẫn là điều cần thiết.

Làm sao tìm được đam mê của bản thân? Chúng ta cần nghiêm túc đặt vấn đề ngay từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường. Hãy đặt những câu hỏi nhỏ để tìm ra sở thích, kết nối sở thích với khả năng, và những bài trắc nghiệm như MBTI, DISC, Holland… sẽ rất hữu ích lúc này. Tìm hiểu những nhóm ngành liên quan thay vì nghề nghiệp, công việc cụ thể; sau đó nghiên cứu sâu hơn về các điều kiện, kỹ năng hữu ích để phát triển, chúng ta sẽ học được gì qua những ngành nghề đó và đừng quên nghiên cứu cả những trải nghiệm, khó khăn thực tế từ những người đi trước để có cái nhìn bao quát nhất. Luôn nhớ là, không có công việc nào dễ dàng, hãy học cách yêu quý và “tận hưởng” những giá trị và cả khó khăn công việc đem lại.

Không bao giờ là quá trễ để biến giấc mơ “Đi làm vì đam mê” thành hiện thực

Thời điểm lý tưởng nhất để đặt vấn đề về “đam mê” là vào thời điểm 11-15 tuổi, ở giai đoạn này các bạn nhỏ bắt đầu phát triển tư duy một cách mạnh mẽ và dần hình thành cái “tôi”, thể hiện cá tính nhiều hơn. Nếu bạn đã qua giai đoạn này, nhưng vẫn gặp những mông lung, luôn vướng phải những câu hỏi “Tôi đang làm gì? Tôi sẽ làm gì? Tôi có thực sự yêu thích công việc tôi đang làm hay không?”, thì cũng đừng lo lắng, không bao giờ quá muộn để hiểu về bản thân mình cả.

Nếu đã nhận thấy mức độ yêu thích ngành học, công việc hiện tại của bạn ở mức dưới trung bình, hãy thật bình tĩnh để nhìn nhận lại toàn bộ quá trình. Đừng vội chuyển ngành khi bạn chỉ cảm thấy mình chưa thích ngành này, công việc này và vẫn chưa xác định được công việc đam mê thực sự của mình. Bạn có thể trải nghiệm, tham gia các khóa học ngắn, tham gia các CLB, tổ chức, tham gia thực tập tại các doanh nghiệp ở các mảng bạn muốn thử trước khi ra quyết định mình sẽ dành cả quãng đường sự nghiệp tiếp theo cho công việc gì.

Tham gia các buổi workshop, các khóa học ngắn hạn về tự hướng nghiệp cơ bản, những khóa học phát triển kỹ năng để trau dồi và phát triển bản thân tốt hơn. Lắng nghe chuyên gia, đồng thời lắng nghe bản thân, vì nó là hành trình dài, là 1/3 cuộc đời nên hãy thật kiên nhẫn với nó, chúng ta không cần vội vàng ở một giai đoạn để mắc kẹt trong suốt khoảng thời gian tiếp theo.

Chúc bạn có hành trình hướng nghiệp và phát triển bản thân thật rực rỡ!

PV

 

 

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)