Mùa tuyển sinh năm 2011 đã qua. Hàng chục ông bà hiệu trưởng các trường đại học đứng nhìn sân trường vắng teo mà thở dài. Chỉ tiêu hàng ngàn, thí sinh nộp hồ sơ hàng chục là chuyện bình thường. Hơn 60 trường đại học ngoài công lập họp lại ngày 5-8-2011 và tuyên bố: Nền đại hoc đang lâm nguy.
Không như một số trường công lập, ngân sách Nhà nước chi đến 70% chi phí đào tạo, sinh viên chỉ bỏ có 30%, ngay từ đầu kỳ tuyển sinh, chỉ với nguyện vọng I, họ đã có đủ thí sinh theo học, các trường ngoài công lập, nơi người học phải bỏ ra 100% chi phí đào tạo lúc nào cũng thiếu sinh viên. Nguyện vọng 1 qua và nguyện vọng 2 tuyển được lưa thưa, mong chờ nguyện vọng 3 như mẻ lưới quét vét, cá nhớn cá bé, thôi thì tôm tép cũng được cho đủ sĩ số của ngành học, của trường. Nhưng năm nay mẻ lưới cuối cùng này có vẻ như bủa vào hư không.
Thời hạn xét tuyển nguyện vọng 3 sắp kết thúc, Đại học Đà Lạt chỉ nhận được 116 hồ sơ xin tuyển cho 1.454 chỉ tiêu. Thảm hại nhất là hai ngành Văn hoá học và Việt Nam học cần tuyển 150 sinh viên mà không ai xin học cả. Đại học Thái Nguyên có 1.800 chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 3 nhưng chỉ có 140 hồ sơ đăng ký. Đại học Đồng Tháp đóng cửa sớm 4 ngành học vì không có sinh viên. Đại học An Giang có tới 17 ngành học không có hồ sơ xin xét tuyển. Và hầu hết các trường đại học tại các tỉnh, các vùng, miền đều thiếu sinh viên. Theo các nhà quản lý, các trường ngoài công lập sẽ bị thua lỗ, không cân đối được tài chính, không chỉ không có cơ hội phát triển mà ngay điều kiện học hiện tại của sinh viên cũng khó được đảm bảo. Dĩ nhiên túng thì phải xoay. Các trường ngoài công lập đã xoay xở đủ kiểu, thậm chí trở thành hài hước.
Đầu tiên là một loạt các trường tại địa phương, các vùng miền xin được hưởng điều 33 của Quy chế tư tuyển sinh đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) một bản pháp lệnh tuyển sinh là với các trường đào tạo nhân lực cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có thể áp dụng khung điểm ưu tiên. Nghĩa là với mức điểm báo là 13 điểm, thí sinh chỉ cần đạt 8 điểm 3 môn là đã có thể trúng tuyển vào trường. Hài hước đến độ một số trường đại học quốc tế cũng xin được liệt hạng vào khung 33 (khung ưu tiên). Vậy là với 8 điểm 3 môn thi cũng có thể trúng tuyển đại học quốc tế, thậm chí trong 4 năm học sẽ có 1 năm học tại nước ngoài.
Nhưng không chỉ vậy, lần đầu tiên đại học Việt Nam có chế độ đi học khuyến mại, thậm chí khuyến mại vàng. Trường Đại học Tân Tạo là trường có khuyến mại lớn nhất. Khi tuyển nguyện vọng 2 trường này đã tuyên bố cấp học bổng toàn phần cho năm thứ nhất, bao gồm chi phí học tập, ký túc xá, ăn uống và chăm sóc sức khoẻ, ngoài ra còn cấp một máy tính xách tay để học và ngoài giờ học còn có thể chơi game. Tuy vậy, cho đến hết thời hạn tuyển nguyện vọng 2, mặc dù có 471 chỉ tiêu nhưng cũng chỉ gom được 60 hồ sơ. Trường Đại học Thành Tây khuyến mại 1 tháng học phí và nhận được 168 hồ sơ xin tuyển nguyện vọng 2 trên 1.000 chỉ tiêu Đại học và Cao đẳng. Còn nữa, Đại học Đại Nam khuyến mại 5 triệu đồng đến miễn học phí cả 4 năm học. Đó là các khuyến mại công khai, còn những thỏa thuận riêng, như giúp đỡ các thủ tục để có thêm điểm ưu tiên, thêm chế độ… không tính đến.
Có xoay xở, có cạnh tranh. Trường công cạnh tranh với trường ngoài công lập, trường ngoài công lập cạnh tranh với trường công. Trường công ngoài ưu thế về học phí, về uy tín trong thương trường, về tranh cướp sinh viên còn tổ chức nhiều hệ đào tạo đại học, trong đó tranh chấp trực tiếp nhất là hệ đào tạo theo địa chỉ sử dụng. Hầu hết các sinh viên theo học hệ này là sinh viên có điểm đầu vào thấp, nếu không có hệ này thì chắc chắn sẽ rơi vào vòng tay các trường ngoài công lập. Đến nay con số sinh viên hệ đào tạo theo địa chỉ sử dụng lên đến hàng ngàn và gây ra sự bức xúc của các trường ngoài công lập. Sự việc hy hữu mới đây tại Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh liên quan đến số phận của 550 sinh viên điểm thấp được cho trúng tuyển vào đào tạo theo địa chỉ và cách xử lý ngập ngừng của Bộ GD-ĐT là điển hình cho sự cạnh tranh tìm kiếm sinh viên.
Trường ngoài công lập ngoài khuyến mại trực tiếp cho sinh viên còn có chiêu rất độc. Trường Đại học Hoa Sen chỉ căn cứ vào thông tin chung chung trong hướng dẫn tuyển sinh, học sinh không trúng tuyển vào các ngành học đăng ký vào nguyện vọng 1 có thể được chuyển sang các ngành học có điểm tuyển thấp hơn để giam hàng trăm hồ sơ trên điểm sàn để tuyển nguyện vọng 2, 3. Mãi đến khi gặp sự phản ứng của cha mẹ thí sinh nên đành phải trả hồ sơ cho thí sinh. Tuy nhiên với chiêu này, một số lượng lớn thí sinh đã ở lại với Đại học Hoa Sen.
Nhìn toàn cảnh, mùa tuyển sinh năm 2011 là một mùa lộn xộn, thiếu công bằng và đẩy nhiều trường vào tử lộ. Căn nguyên ở đâu? Câu hỏi này càng gắt gao hơn khi Bộ GD-ĐT và các cơ quan liên quan đang soạn thảo Luật Giáo dục đại học. Quá trình thảo luận lấy ý kiến sôi nổi các dự thảo luật đã cho thấy sự lộn xộn của kỳ tuyển sinh 2011 chỉ là một biểu hiện của một sự thật lớn hơn: Giáo dục đại học của chúng ta đang có vấn đề, đang ốm, đang lâm nguy bởi sự thiếu định hướng, thiếu mô hình tổ chức, thiếu sự kiểm soát, lẫn lộn giữa kinh doanh giáo dục và xã hội hóa giáo dục với chất lượng giáo dục đại học cực thấp. Nói như một đại biểu trong buổi góp ý dự thảo luật Giáo dục đại học là: Hầu hết đào tạo theo kiểu “cấp ba rưỡi”.
Thời hạn xét tuyển nguyện vọng 3 sắp kết thúc, Đại học Đà Lạt chỉ nhận được 116 hồ sơ xin tuyển cho 1.454 chỉ tiêu. Thảm hại nhất là hai ngành Văn hoá học và Việt Nam học cần tuyển 150 sinh viên mà không ai xin học cả. Đại học Thái Nguyên có 1.800 chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 3 nhưng chỉ có 140 hồ sơ đăng ký. Đại học Đồng Tháp đóng cửa sớm 4 ngành học vì không có sinh viên. Đại học An Giang có tới 17 ngành học không có hồ sơ xin xét tuyển. Và hầu hết các trường đại học tại các tỉnh, các vùng, miền đều thiếu sinh viên. Theo các nhà quản lý, các trường ngoài công lập sẽ bị thua lỗ, không cân đối được tài chính, không chỉ không có cơ hội phát triển mà ngay điều kiện học hiện tại của sinh viên cũng khó được đảm bảo. Dĩ nhiên túng thì phải xoay. Các trường ngoài công lập đã xoay xở đủ kiểu, thậm chí trở thành hài hước.
Đầu tiên là một loạt các trường tại địa phương, các vùng miền xin được hưởng điều 33 của Quy chế tư tuyển sinh đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) một bản pháp lệnh tuyển sinh là với các trường đào tạo nhân lực cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có thể áp dụng khung điểm ưu tiên. Nghĩa là với mức điểm báo là 13 điểm, thí sinh chỉ cần đạt 8 điểm 3 môn là đã có thể trúng tuyển vào trường. Hài hước đến độ một số trường đại học quốc tế cũng xin được liệt hạng vào khung 33 (khung ưu tiên). Vậy là với 8 điểm 3 môn thi cũng có thể trúng tuyển đại học quốc tế, thậm chí trong 4 năm học sẽ có 1 năm học tại nước ngoài.
Nhưng không chỉ vậy, lần đầu tiên đại học Việt Nam có chế độ đi học khuyến mại, thậm chí khuyến mại vàng. Trường Đại học Tân Tạo là trường có khuyến mại lớn nhất. Khi tuyển nguyện vọng 2 trường này đã tuyên bố cấp học bổng toàn phần cho năm thứ nhất, bao gồm chi phí học tập, ký túc xá, ăn uống và chăm sóc sức khoẻ, ngoài ra còn cấp một máy tính xách tay để học và ngoài giờ học còn có thể chơi game. Tuy vậy, cho đến hết thời hạn tuyển nguyện vọng 2, mặc dù có 471 chỉ tiêu nhưng cũng chỉ gom được 60 hồ sơ. Trường Đại học Thành Tây khuyến mại 1 tháng học phí và nhận được 168 hồ sơ xin tuyển nguyện vọng 2 trên 1.000 chỉ tiêu Đại học và Cao đẳng. Còn nữa, Đại học Đại Nam khuyến mại 5 triệu đồng đến miễn học phí cả 4 năm học. Đó là các khuyến mại công khai, còn những thỏa thuận riêng, như giúp đỡ các thủ tục để có thêm điểm ưu tiên, thêm chế độ… không tính đến.
Có xoay xở, có cạnh tranh. Trường công cạnh tranh với trường ngoài công lập, trường ngoài công lập cạnh tranh với trường công. Trường công ngoài ưu thế về học phí, về uy tín trong thương trường, về tranh cướp sinh viên còn tổ chức nhiều hệ đào tạo đại học, trong đó tranh chấp trực tiếp nhất là hệ đào tạo theo địa chỉ sử dụng. Hầu hết các sinh viên theo học hệ này là sinh viên có điểm đầu vào thấp, nếu không có hệ này thì chắc chắn sẽ rơi vào vòng tay các trường ngoài công lập. Đến nay con số sinh viên hệ đào tạo theo địa chỉ sử dụng lên đến hàng ngàn và gây ra sự bức xúc của các trường ngoài công lập. Sự việc hy hữu mới đây tại Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh liên quan đến số phận của 550 sinh viên điểm thấp được cho trúng tuyển vào đào tạo theo địa chỉ và cách xử lý ngập ngừng của Bộ GD-ĐT là điển hình cho sự cạnh tranh tìm kiếm sinh viên.
Trường ngoài công lập ngoài khuyến mại trực tiếp cho sinh viên còn có chiêu rất độc. Trường Đại học Hoa Sen chỉ căn cứ vào thông tin chung chung trong hướng dẫn tuyển sinh, học sinh không trúng tuyển vào các ngành học đăng ký vào nguyện vọng 1 có thể được chuyển sang các ngành học có điểm tuyển thấp hơn để giam hàng trăm hồ sơ trên điểm sàn để tuyển nguyện vọng 2, 3. Mãi đến khi gặp sự phản ứng của cha mẹ thí sinh nên đành phải trả hồ sơ cho thí sinh. Tuy nhiên với chiêu này, một số lượng lớn thí sinh đã ở lại với Đại học Hoa Sen.
Nhìn toàn cảnh, mùa tuyển sinh năm 2011 là một mùa lộn xộn, thiếu công bằng và đẩy nhiều trường vào tử lộ. Căn nguyên ở đâu? Câu hỏi này càng gắt gao hơn khi Bộ GD-ĐT và các cơ quan liên quan đang soạn thảo Luật Giáo dục đại học. Quá trình thảo luận lấy ý kiến sôi nổi các dự thảo luật đã cho thấy sự lộn xộn của kỳ tuyển sinh 2011 chỉ là một biểu hiện của một sự thật lớn hơn: Giáo dục đại học của chúng ta đang có vấn đề, đang ốm, đang lâm nguy bởi sự thiếu định hướng, thiếu mô hình tổ chức, thiếu sự kiểm soát, lẫn lộn giữa kinh doanh giáo dục và xã hội hóa giáo dục với chất lượng giáo dục đại học cực thấp. Nói như một đại biểu trong buổi góp ý dự thảo luật Giáo dục đại học là: Hầu hết đào tạo theo kiểu “cấp ba rưỡi”.
Theo Trần Việt
(ANTĐ)
Bình luận (0)