Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Thuốc chữa bệnh được sản xuất như thế nào?

Tạp Chí Giáo Dục

Thuốc có thể được tạo ra bằng cách tổng hợp các hóa chất với tác dụng điều trị tiềm năng hoặc chiết xuất các hóa chất có hoạt tính dược từ thiên nhiên.
Đã có một thời con người khốn khổ vì những căn bệnh như dịch tả và sốt rét. May mắn thay, nhờ khoa học, giờ đây chúng ta đã có một kho thuốc chữa bệnh để chống lại vô số căn bệnh đang hoành hành trên trái đất.
Phải mất nhiều thập kỷ và một sự nghiên cứu, đầu tư, phát triển quy mô về nguồn lực để con người có thể tạo ra số lượng thuốc khổng lồ như ngày nay. Chính việc sản xuất và chiết xuất thuốc đã mang lại cho chúng ta cơ hội để có thể sống mà không phải lo sợ về những căn bệnh đã từng khiến tổ tiên chúng ta khiếp sợ. Vậy chính xác thì thuốc được tạo ra như thế nào?
Thuốc là gì?
Thuốc là những chất được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa bệnh tật cũng như làm giảm bớt các triệu chứng của chúng. Thuốc có thể được tổng hợp hóa học trong phòng thí nghiệm hoặc thu hoạch từ các nguồn sẵn có trong thiên nhiên, chẳng hạn như thực vật hay khoáng chất.
Thuốc là những chất được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa bệnh tật
Thuốc là những chất được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa bệnh tật.
Thuốc giảm đau như aspirin được sản xuất bằng phương pháp hóa học trong khi thuốc kháng sinh như penicillin được chiết xuất từ loài nấm Penicillium chrysogenum…
Tất cả các hợp chất đặc biệt này, dù được tổng hợp hay chiết xuất đều được coi là hoạt chất dược dụng (Active Pharma Ingredient) của thuốc. Mỗi loại thuốc đều có một hợp chất (hoặc kết hợp các hợp chất) riêng biệt để đạt được hiệu quả chữa bệnh hoặc phòng bệnh mong muốn.
Khi một loại thuốc đi vào cơ thể, các thành phần hoạt tính sẽ tương tác với các thành phần sinh hóa trong cơ thể để đạt được hiệu quả dự kiến ở vị trí hoặc cơ quan được gọi là "mục tiêu thuốc nhắm đến" (drug target).
Phát triển thuốc
Cách hóa học
Các chất hóa học, hữu cơ hoặc vô cơ được trộn với nhau và sau một loạt các phản ứng phức tạp, chúng ta sẽ có được loại thuốc sở hữu đặc tính dược lý độc đáo.
Các phản ứng hóa học này diễn ra trong các bể phản ứng khổng lồ và được làm nóng hoặc làm mát, sau đó chúng được trộn lẫn với nhau. Sau khi phản ứng hoàn tất, các hóa chất còn sót lại được đun sôi. Sản phẩm còn lại của phản ứng được làm nguội cho đến khi tạo thành chất ở dạng bột hoặc tinh thể.
Chất dạng bột hoặc tinh thể này có chứa hoạt chất dược dụng và được chuyển sang quy trình tiếp theo. Ở đó, các hoạt chất dược dụng được trộn với nước và các chất liên kết trong một máy trộn lớn để tạo thành hợp chất thuốc. Sau đó, hỗn hợp này được làm khô và nén thành viên nén; chế biến thành kem hoặc gel; đóng chai trong lọ để tiêm…
Cách tự nhiên
Trong lịch sử, phần lớn thuốc của con người đều bắt nguồn từ thực vật. Người Ai Cập cổ đại sử dụng một số dược phẩm từ thực vật làm thuốc giảm đau, người Ấn Độ sử dụng cây Neem để chăm sóc răng miệng, nghệ cũng rất nổi tiếng với đặc tính khử trùng…
Trong lịch sử, phần lớn thuốc của con người đều bắt nguồn từ thực vật.
Trong lịch sử, phần lớn thuốc của con người đều bắt nguồn từ thực vật.
Đến ngày nay, thiên nhiên vẫn là nguồn cảm hứng cho việc khám phá và phát triển thuốc. Tuy nhiên, ở xã hội hiện đại chúng ta đã biết cách tìm kiếm, phân lập một thành phần nào đó của thực vật, vi sinh vật, động vật hoặc khoáng chất để chiết xuất và sau đó đóng gói thành các sản phẩm dược phẩm.
Ví dụ, thuốc Quinine (hay ký ninh) được sản xuất từ cây Cinchona officinalis là ví dụ điển hình về thuốc có nguồn gốc từ thực vật. Quinine giúp điều trị bệnh sốt rét.
Penicillin là loại kháng sinh có nguồn gốc từ một loại nấm với khả năng tạo ra penicillin được mã hóa thành ADN của nó. Đoạn ADN cụ thể này được cắt ra và chèn vào ADN của một loại vi khuẩn thường có sẵn, chẳng hạn như E. coli. Sau đó, vi khuẩn được nuôi cấy với số lượng lớn. Sau khi bắt đầu sản xuất penicillin, chúng sẽ được chiết xuất rồi được lọc, tinh chế, đóng gói dưới dạng viên nén.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)