Một khảo sát quốc tế về việc sử dụng thuốc lá cho thấy cần thực hiện ngay những thay đổi chính sách ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Trong khi 100 triệu người bị tử vong sớm do hút thuốc lá trong thế kỷ trước, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng nếu xu hướng hiện nay vẫn tiếp tục thì số trường hợp tử vong sớm có thể phòng ngừa được trong thế kỷ này sẽ cao hơn nhiều.
Tác giả đứng đầu Gary A. Giovino, trưởng khoa Sức khỏe cộng đồng và hành vi sức khỏe thuộc Trường đại học Y tế công cộng Đại học Buffalo, nói “Nếu không có các hành động hiệu quả, trong thế kỷ tới có khoảng 1 tỷ người trên toàn thế giới sẽ tử vong sớm do hút thuốc lá. Phần lớn những trường hợp tử vong này và các chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí kinh tế trong gia đình họ, sẽ là gánh nặng cho các nước có thu nhập thấp và trung bình”.
Nghiên cứu đã khảo sát 3 tỷ người ở 14 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (Bangladesh, Brazil, Ctrung Quốc, Ả-rập, Ấn Độ, Mêhicô, Philippin, Ba Lan, Nga, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Uruguay, và Việt Nam), so sánh với Mỹ và Anh. Các cuộc khảo sát đại diện cho quốc gia được thực hiện ở các nước trong thời gian từ năm 2008 đến 2010, qua phỏng vấn mặt đối mặt với 248.452 người. Dữ liệu về 188.895 người khác ở Mỹ và Anh cũng được đưa vào nghiên cứu.
Kết quả là:
49% nam và 11% nữ ở các nước có khảo sát đã hút thuốc lá (đã hút thuốc, không hút, hoặc cả hai)
Trong khi tỷ lệ hút thuốc ở phụ nữ vẫn thấp, phụ nữ bắt đầu hút thuốc ở độ tuổi trẻ hơn so với nam giới, khoảng 17 tuổi thay vì ở tuổi 20
Trong khi thuốc lá được dùng theo các cách khác nhau, từ nhai thuốc và hít qua điếu và quấn bằng tay, phần lớn người dùng thuốc lá (64%) đã hút thuốc do nhà máy sản xuất.
Trung Quốc có số người hút thuốc cao nhất với 301 triệu người (52,9% số nam giới), tiếp đến Ấn Độ với 274 triệu người (47,9% số nam giới)
Tỷ lệ bỏ thuốc cao nhất là ở Mỹ và Anh cũng như Brazil và Uruguay, nơi mà các hoạt động kiểm soát thuốc lá là mạnh nhất. Tỷ lệ bỏ thuốc thấp nhất là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Ả-rập.
Điều cần làm đó là thực hiện đầy đủ các chiến lược kiểm soát thuốc lá, như chiến lược MPOWER của Tổ chức Y tế Thế giới – kiểm soát việc sử dụng thuốc lá, bảo vệ người không hút thuốc, hỗ trợ cai thuốc, cảnh báo cho mọi người về những nguy hiểm của việc sử dụng thuốc lá qua nhãn cảnh báo lớn, sinh động trên bao thuốc và các chiến dịch truyền thông mạnh, tuân thủ việc hạn chế quảng cáo, và tăng thuế đối với các sản phẩm thuốc lá.
Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí The Lancet.
Hoàng Thái (TPO)
Theo Futurity
Bình luận (0)