Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Thuốc lá điện tử: Vô hại hay vô số hại?

Tạp Chí Giáo Dục

ThS.BS Vũ Văn Hoài – Vin Sc khe tâm thn (Bnh vin Bch Mai) – cho biết: “Trong quá trình điu tr cho bnh nhân, có nhng hc sinh ch mi 13 tui đã s dng thuc lá đin t (TLĐT) đưc 2 năm. Nhiu bn tr nghĩ rng, TLĐT là vô hi, không gây nghin và không nh hưng đến sc khe như thuc lá nên dn đến sng ngưi s dng ngày càng tăng, gây nguy hi cho cng đng…”.


Bnh nhân nhp vin Bnh vin Bch Mai điu tr do s dng thuc lá đin t

Thuc lá đin t d hp dn gii tr

Tại “Tọa đàm về tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới đối với thanh thiếu niên” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Y tế tổ chức vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng, TLĐT được thiết kế kiểu dáng giống đồ dùng như bút, thỏi son, hộp sữa, đồ chơi, có nhiều tính năng phát sáng, nghe nhạc, giá sản phẩm đa dạng, dễ tiếp cận, hương vị hấp dẫn nên rất thu hút giới trẻ, trong đó có không ít học sinh và sinh viên.

Ông Tạ Văn Hạ – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục – cho biết, thanh thiếu niên là lớp người trẻ tuổi, năng động, sáng tạo, ham hiểu biết. Tuy nhiên cũng do đặc tính của lứa tuổi, họ luôn có tính tò mò, thích khám phá thử nghiệm cái mới, muốn thể hiện bản thân nên dễ bị cuốn theo các trào lưu, tệ nạn xấu. Các sản phẩm thuốc lá mới bao gồm TLĐT, thuốc lá nung nóng là sản phẩm hướng mục tiêu đến giới trẻ, khiến thanh thiếu niên bắt đầu nghiện nicotine sớm hơn và tác hại sức khỏe sẽ nghiêm trọng hơn cả trước mắt và về lâu dài.

“TLĐT đang có xu hướng gia tăng sử dụng trên thế giới và Việt Nam”, ông Hạ lo lắng.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Kiểm soát Thuốc lá Toàn cầu (IGTC) tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg và Đại học Bang Portland (Mỹ) đã chỉ ra mối liên hệ giữa các hóa chất hương vị có trong thuốc lá bán tại Việt Nam và sự hấp dẫn của sản phẩm này đối với người tiêu dùng, bao gồm cả giới trẻ Việt Nam. Nghiên cứu đã phân tích thành phần hóa học của 180 loại hương vị có trong nhiều nhãn hiệu thuốc lá khác nhau được bán ở Việt Nam và phát hiện ra 17 gói trên tổng số 35 gói thuốc lá được lấy mẫu (chiếm 49%) có chứa bạc hà, bao gồm các mức cao nhất trong số các loại thuốc lá (lên tới 16,6 mg/điếu); 20 gói trên tổng số gói thuốc lá mẫu (chiếm 57%) có dùng các “công nghệ” hương vị. Sự có mặt của “các hóa chất hương vị khác” như hương trái cây… được tìm thấy trong 24 gói thuốc lá mẫu (chiếm 69%), trong đó có 16 gói có chứa bạc hà.

Thị trường thuốc lá có hương vị tại Việt Nam đang gia tăng. Chính các loại hương vị đã thúc đẩy việc sử dụng và mở rộng số lượng người hút các sản phẩm thuốc lá độc hại. Các hương vị có thể làm cho điếu thuốc lá trở nên ngon miệng hơn và các hương vị, đặc biệt là bạc hà có thể góp phần làm giảm khả năng bỏ thuốc lá.

Các kết quả từ phân tích hóa học chỉ ra rằng, những sản phẩm chứa hóa chất hương vị và công nghệ cung cấp hương vị ở nhiều mức độ khác nhau (kể cả mức độ cao) có thể thu hút nhiều người dùng.

Bà Nguyễn Thị An – Giám đốc Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam – cho rằng, điều đáng lo ngại là TLĐT và các sản phẩm tương tự dù mới xuất hiện trên thị trường và chưa được phép lưu hành nhưng tỷ lệ sử dụng đã ở mức cao – cao hơn tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu truyền thống ở cả học sinh nam và nữ. Trong khi đó, chiến lược quảng cáo thuốc lá mới đang trực tiếp nhắm tới giới trẻ với các thiết kế đa dạng kiểu dáng, màu sắc theo đúng “thị hiếu” giới của đối tượng này.

Nhiu hc sinh 13-14 tui đã hút thuc lá đin t

TS.BS Lê Thị Thu Hà – Trưởng phòng Sử dụng chất và Y học hành vi, Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) – cho biết, qua những lần nói chuyện về tác hại thuốc lá tại các trường học, bác sĩ được biết có rất nhiều học sinh đã hút TLĐT khi mới 13-14 tuổi do đua đòi với bạn bè.

“Ở lứa tuổi này, não chưa hoàn thiện, khó kiểm soát cảm xúc dẫn đến vùng não tổn thương sẽ khiến người hút khó từ chối các chất gây nghiện khác. Lạm dụng hoặc nghiện TLĐT là đường vào của các chất gây nghiện khác. Tuyệt đối không nên để trẻ vị thành niên sử dụng TLĐT. Vì vậy, gia đình chú ý khi con sử dụng TLĐT cần ngăn chặn. Nếu ở mức độ trẻ bứt rứt, khó chịu, hành vi bất thường thì phải đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn”, BS Hà khuyến cáo.

Cuối tháng 8 vừa qua, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 19 tuổi nhập viện trong tình trạng xuất hiện cơn đau tức ngực. Theo lời kể của bệnh nhân, trước đó khoảng một tháng, bệnh nhân đã sử dụng TLĐT. Cách vào viện 2 ngày, bệnh nhân xuất hiện đau ngực sau xương ức; đau thành cơn, mỗi cơn kéo dài 15-20 phút, trong cơn đau kèm khó thở, sốt không rõ nhiệt độ, ho khan mệt mỏi nhiều. Bệnh nhân được đưa vào bệnh viện tuyến tỉnh, sau đó được chuyển đến Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai làm xét nghiệm, chụp chiếu và được chuyển sang Trung tâm Hô hấp điều trị. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng ngoài tim và viêm phổi.

TLĐT chạy bằng pin, có khả năng làm nóng các chất lỏng bên trong hộp đựng nicotine. Khi ở nhiệt độ cao, chất lỏng này sẽ chuyển sang dạng hơi và người hút sẽ hít luồng hơi này vào. Khi vào cơ thể, nó sẽ gây ra một số vấn đề như: Buồn nôn, tức ngực, ho, tăng huyết áp và nhịp tim; Gây tổn thương các lớp lót bên trong của mạch máu, làm tích tụ các mảng bám trong lòng động mạch, gây ra các bệnh như tắc động mạch, động mạch vành và xơ vữa động mạch.

Các thành phần tạo nên hỗn hợp lỏng của TLĐT khi được nung nóng sẽ biến thành các chất độc hại, có thể thấm vào máu và làm viêm mạch máu, làm tăng tốc độ quá trình oxy hóa.

Ngoài ra, các loại hóa chất độc hại trong TLĐT khi xâm nhập vào phổi sẽ làm cản trở quá trình lưu thông oxy, tăng viêm, làm rò rỉ mạch máu, nghiêm trọng hơn là gây tích tụ dịch ở phổi. Hút TLĐT trong thời gian dài và liên tục có thể gây ra các triệu chứng như ho đờm kéo dài, đau tức ngực, khó thở khi vận động, sốt nhẹ kéo dài, ho ra máu, đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm, sụt cân. Những dấu hiệu này rất có thể là biểu hiện của bệnh viêm phổi, suy hô hấp.

Ngc Hà

 

 

Bình luận (0)