Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Thuốc trị biếng ăn cho trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn. Có thể là do tâm lý, hoặc cũng có thể là do bữa ăn quá đơn điệu, cho ăn không đúng cách. Nếu sau khi đã giải quyết được các nguyên nhân trên mà vẫn không giúp trẻ ăn uống điều độ thì cha mẹ nên dùng thuốc điều trị chứng biếng ăn của trẻ.

Men tiêu hóa

Men tiêu hóa giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giúp ruột hấp thu các chất dinh dưỡng trong thời gian sớm nhất để làm trống ống tiêu hóa, tạo cho trẻ cảm giác nhanh đói.

Đa số men tiêu hóa đều chứa pancreatin (men tiêu hóa tuyến tụy), mật (dịch tiêu hóa của gan), pepsin (men tiêu hóa của dạ dày), dimethicon hoặc simethicon (có tác dụng hút hơi, tránh đầy bụng, celluloz hoặc papain (có tác dụng nhuận tràng).

Bên cạnh đó cũng có một số loại men tiêu hóa chỉ chứa men amylaz đơn thuần để giúp tiêu hóa tinh bột. Men amylaz có tác dụng làm lỏng thức ăn, giúp trẻ dễ ăn. Thậm chí còn có một số men tiêu hóa chứa vi khuẩn sống tạo acidlactic có tác dụng làm lên men thức ăn trong lòng ruột, thuận lợi cho việc tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu được chất dinh dưỡng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, tái lập hệ cân bằng hệ vi sinh của ruột.

Kẽm

Kẽm là thành phần của nhiều loại men, tiền men có ảnh hưởng trực tiếp trên hệ tiêu hóa. Ngoài vai trò tạo vi khuẩn, kẽm còn là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Nguồn thực phẩm giàu kẽm có trong hàu, trai, sò, gan heo, lòng đỏ trứng gà, củ cải, đậu đỗ, trái cây. Ngoài ra, kẽm còn có trong bột pediaplus.

Acid amin

Acid amin là đơn vị cấu trúc để tổng hợp protein giúp kiến tạo, duy trì các mô và thành phần cơ bản của các men tiêu hóa, nội tiết tố, kháng thể. Gồm các loại thuốc như: Lysivit, kiddy, appeton, bột pediaplus, nuvi…

Đa số trẻ biếng ăn, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng đều thiếu vitamin và khoáng chất. Vì vậy cha mẹ cần bổ sung các loại thuốc bổ multivitamin…

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể điều trị bệnh biếng ăn của trẻ bằng sữa ong chúa nhằm kích thích ngon miệng, trị mệt mỏi, suy nhược.

Những loại thuốc không được dùng

Tuyệt đối không được dùng Antihistamin H1 nhóm Cyproheptadine, vì thuốc này dễ gây buồn ngủ và ngon miệng nhưng tác dụng này sẽ biến mất khi ngưng sử dụng thuốc. Dùng nhiều có thể dẫn tới biếng ăn triền miên sau khi ngưng thuốc… Cũng không trẻ uống Glucocorticoid. Thuốc này làm gia tăng sự tiết dịch vị ở dạ dày và tạo cảm giác đói. Đồng thời giữ muối và nước lại cơ thể, làm tăng trọng lượng cơ thể trong một thời gian ngắn. Sử dụng thuốc kéo dài rất nguy hiểm như giảm sức đề kháng, rối loạn chuyển hóa, loãng xương, tiểu đường, yếu cơ…

BS Nguyễn Thị Ngọc Diệp

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)