Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Thương mại điện tử: Phát triển nhưng chưa bền vững

Tạp Chí Giáo Dục

Thương mi đin t (TMĐT) đang phát trin rt nhanh và đưc ngưi tiêu dùng la chn nhiu. Tuy nhiên TMĐT đang tn ti mt s bt cp như điu kin kinh doanh, quy trình, th tc đăng ký hot đng… gây khó khăn cho c đơn v bán hàng ln các sàn.


Ngưi tiêu dùng chn mua hàng trên sàn thương mi đin t Shopee. Ảnh: K.Anh

Nhiều đơn vị bán hàng trên sàn TMĐT đã chỉ ra những bất cập như cách tính thuế đối với hoạt động kinh doanh trên sàn TMĐT; việc tăng thuế, phí trên sàn cao nhưng không đi kèm với cải thiện và nâng cấp chất lượng dịch vụ.

Bà Lê Thị Phượng Diễm – đại diện Công ty TNHH MTV Trái Dừa – cho rằng, các sàn liên tục tăng phí gây khó khăn cho đơn vị bán hàng. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2023, sàn Shopee đã hai lần tăng phí thanh toán từ 2,5% lên 4%. Ngoài ra còn có phí cố định 3,5%, cộng thêm các gói phí quảng cáo thì tổng chi phí một đơn vị bán hàng đang phải trả cho sàn TMĐT khoảng 22-23% doanh thu. Đây là tỷ lệ rất cao và hoàn toàn phụ thuộc vào luật chơi của Shopee. Điều đáng nói là Shopee chỉ tăng phí dịch vụ mà không tăng chất lượng phục vụ. Hàng hóa thường bị chèn, đè nặng bất kể có tem hàng dễ vỡ dẫn đến khách từ chối nhận hàng…

“Chúng tôi nhận được nhiều hàng trả về như mặt hàng nhựa bị vỡ, quạt gãy cổ, bao gạo bị chuột cắn, thậm chí có thùng hàng nhận về bị tráo. Có lần gửi quạt máy từ TP.HCM về Kiên Giang khách hàng từ chối, khi trả về chúng tôi nhận được thùng mì gói. Khiếu nại thì đơn vị vận chuyển nói rằng đó vẫn là thùng hàng bên tôi và cho rằng đơn vị bán hàng không cung cấp được chứng cứ gói hàng gửi đi. Thậm chí Shopee còn ẩn nút khiếu nại phản ánh”, bà Diễm bức xúc.

Một số doanh nghiệp (DN) tâm tư khi phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Ví dụ 1 ốp lưng điện thoại Trung Quốc chỉ 25.000 đồng thì các DN Việt Nam không cạnh tranh được. Vấn đề đặt ra trong bối cảnh TMĐT xuyên biên giới là cần có các giải pháp như kiểm tra DN nước ngoài bán hàng trên sàn TMĐT trong nước để đảm bảo quyền lợi cho DN Việt Nam.

Ông Trn Phú L – Giám đc Trung tâm Xúc tiến thương mi và Đu tư TP.HCM – cho biết, UBND TP đang đy nhanh chuyn đi s cho DN va và nh trên đa bàn nhm nâng cao hiu qu kinh doanh, sn xut; hot đng TMĐT cũng không nm ngoài kế hoch. Theo đó, TP đt ra các nhim v trng tâm phát trin TMĐT như: nâng cao hiu qu công tác qun lý Nhà nưc, phát trin TMĐT trong DN, phát trin giao dch TMĐT trong cng đng…

Đại diện sàn TMĐT, bà Trần Hoàng Ly – Công ty TNHH Chợ Tốt – cho biết, với yêu cầu sàn phải thu thập thông tin cá nhân người đăng bán hàng qua sử dụng, tuy nhiên hầu hết không sẵn sàng. Khi Chợ Tốt áp dụng thì người đăng bán chuyển sang các trang mạng xã hội như Facebook, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của sàn. Vấn đề đặt ra là cơ quan quản lý Nhà nước cần có quy định áp dụng riêng cho mảng bán hàng đã qua sử dụng để không ảnh hưởng đến sàn.

Ông Nguyễn Quách Nhi – Giám đốc Kinh doanh ngành hàng thực phẩm, tiêu dùng Tiki – cũng cho biết, rào cản lớn nhất cho người tiêu dùng chuyển từ mua trực tiếp sang trực tuyến chính là vấn đề chất lượng hàng hóa. Mặc dù rào cản này đã được tháo bỏ nhiều nhưng vẫn còn hàng giả, hàng nhái, nhất là những người bán hàng cá nhân. Điều này gây khó khăn cho DN chân chính bán hàng chính hãng. Để khắc phục tình trạng này, các cơ quan quản lý Nhà nước cần có giải pháp hỗ trợ DN bán hàng chính hãng.

Theo báo cáo của Cục TMĐT và Kinh tế số, TMĐT Việt Nam trong những năm qua ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ. Doanh thu TMĐT bán lẻ (B2C) năm 2022 đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Ước tính với doanh thu 20,5 tỷ USD trong năm 2023, tỷ trọng doanh thu TMĐT B2C chiếm khoảng 7,8-8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Các loại hàng hóa, dịch vụ được người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều là quần áo, giày dép và mỹ phẩm; thiết bị đồ dùng gia đình; đồ công nghệ và điện tử; sách, hoa, quà tặng; thực phẩm…

Với 74% người dân sử dụng internet, Việt Nam có khoảng 59-62 triệu người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm mỗi người ước đạt khoảng 300-320 USD. Con số này năm 2022 là 288 USD.

Liên quan đến tăng phí bán trên sàn TMĐT, ông Nguyễn Hữu Tuấn – Trưởng phòng Quản lý hoạt động TMĐT, Cục TMĐT và Kinh tế số – cho biết, lĩnh vực này Nhà nước không quy định giá, không niêm yết giá giống các mặt hàng thực phẩm, sữa mà do các sàn tự đưa ra. Đây là sân chơi của các sàn, các sàn tự quyết, còn tham gia hay không là quyền của người bán hàng.

Minh Phương

Bình luận (0)