Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Thương mại hóa đề tài nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

T thc tế, nhng doanh nghip (DN) có đ tài nghiên cu khoa hc hin nay đang gp khá nhiu khó khăn khi đưa sn phm ra th trưng, S KHCN TP.HCM đã công b Chương trình sn phm mc tiêu nhm gn kết DN và t chc nghiên cu, cho ra đi nhng sn phm c th mang tính tác đng thay đi ngành. Nghim thu ca chương trình này chính là sn phm đưc bán ra th trưng.

ng dng KHCN vào sn xut ca mt DN ti TP.HCM. Ảnh: I.T

Từ hoạt động hỗ trợ nghiên cứu khoa học của Sở KHCN TP.HCM, Công ty TNHH Chế tạo máy A.K.B bắt đầu với Dự án thiết kế chế tạo robot 5 bậc tự do phục vụ giảng dạy. Tổng mức đầu tư cho dự án lên đến 2,95 tỷ đồng (trong đó, vốn Nhà nước chỉ hỗ trợ 30%), trong thời gian 18 tháng (từ tháng 8-2011 đến 2-2013), nhóm dự án phải chế tạo được robot có thể ứng dụng giảng dạy các môn học về cơ khí và tự động hóa cho sinh viên từ cấp bậc cao đẳng đến đại học. Mặc dù sản phẩm có nhiều ưu điểm so với thiết bị ngoại nhập tuy nhiên tính đến năm 2018, robot 5 bậc phục vụ cho giảng dạy hiện chỉ mới bán được cho 4 trường đại học, cao đẳng cũng như trung tâm dạy nghề và 2 DN với số lượng 12 bộ, trị giá mỗi sản phẩm khoảng 200 triệu đồng.

Công ty A.K.B cũng tiến hành nghiên cứu thiết kế mẫu robot 6 bậc tự do nền tảng cỡ nhỏ ứng dụng trong công nghiệp. Mẫu sản phẩm này được đánh giá là có khả năng ứng dụng cao trong dây chuyền sơn tĩnh điện hay trong các quy trình sản xuất cơ khí như hàn, mài kim loại, lắp ghép chi tiết bộ phận máy móc. Tuy nhiên đến nay sản phẩm vẫn chỉ mới dừng ở phiên bản mẫu, chưa có ứng dụng thực tế trong sản xuất.

Ông Lê Anh Tài – đại diện của A.K.B – cho biết, mặc dù sản phẩm robot này có giá thành và tính năng ưu việt hơn tuy nhiên phẩm nhiều DN lớn vẫn còn tồn tại tâm lý chuộng sản phẩm ngoại, chưa đặt niềm tin vào sản phẩm cùng loại được sản xuất trong nước.

Thực tế cho thấy, tâm lý tiêu dùng hàng ngoại phổ biến không chỉ trong bộ phận dân cư mà ngay đến các cơ quan quản lý Nhà nước. Các sản phẩm KHCN được tạo ra trong nước dù chất lượng tương đương, giá thành rẻ hơn cũng khó cạnh tranh với các thương hiệu của DN nước ngoài đã có kinh nghiệm và thâm niên.

Để giải quyết những khó khăn mà DN công nghệ gặp phải, đại diện của A.K.B cũng hy vọng Sở KHCN sẽ thực hiện nhiều hơn các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, cùng với đó là tăng cường chương trình kết nối giao thương giữa các đơn vị có sản phẩm nghiên cứu với DN sản xuất mà Sở KHCN TP.HCM đang thực hiện cũng được kỳ vọng mang đến nhiều cơ hội kinh doanh.

Giống như A.K.B, một DN KHCN khác là Công ty viễn thông Khánh Hội cũng gặp nhiều khó khăn tương tự. Ông Đặng Kim Hội – Giám đốc điều hành Công ty Khánh Hội – cho biết sau 10 năm nghiên cứu và phát triển sản phẩm thì công ty đã 2 lần bảo vệ công trình của mình trước hội đồng thẩm định với 4 sản phẩm KHCN được ghi nhận. Mặc dù hiện nay DN đã có những bước phát triển ra thị trường tuy nhiên trong suốt 10 năm nghiên cứu và phát triển sản phẩm thì ông Hội đã đúc rút ra 3 khó khăn chính mà DN gặp phải, trong đó vấn đề về tài chính cũng như nguồn vốn luôn được xem là yếu tố chính. Bản thân Công ty Khánh Hội phải đến tham gia dự  án của Bộ GTVT theo Nghị định 91 hồi năm 2010 mới có đủ năng lực để nghiên cứu chiều sâu về những sản phẩm thiết bị GPS và phần mềm kiểm soát. Mặc dù vậy, sản phẩm ra thị trường gặp rất nhiều cạnh tranh, đây là lý do thứ 2 mà nhiều DN khác đã không thể vượt qua. Có rất nhiều yếu tố của thị trường tác động đến sản phẩm nghiên cứu sản phẩm khoa học như mẫu mã, giá thành… đối với các sản phẩm nội địa hóa thì càng khó khăn hơn khi các ngành công nghiệp phụ trợ chưa được đầu tư đúng mức. Nhưng hơn tất cả, khó khăn lớn nhất mà DN đang đối mặt là hiện các chính sách ưu đãi của Nhà nước mới chỉ tập trung vào việc tổ chức các hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ mà chưa có những hỗ trợ trực tiếp cho DN trong việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, đăng kí bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ông Hội cũng hy vọng Sở KHCN cũng như TP.HCM có thêm nhiều hơn các chương trình kích cầu để DN có cơ hội tham gia, cạnh tranh và phát triển.

Hiện nay, giải pháp quản lý phương tiện vận tải của Công ty Khánh Hội đã được kiểm chứng qua hơn 10.000  khách hàng với hàng chục ngàn thuê bao đã được triển khai từ năm 2007 đến nay. Sản phẩm GPS của DN hiện đã có mặt trên toàn quốc và được ứng dụng rộng rãi.

Và với danh hiệu DN công nghệ được Sở KHCN TP.HCM công nhận, Khánh Hội đã thay đổi khác biệt.

Đơn cử, giá trị thương hiệu của DN được tăng lên khi được các cơ quan Nhà nước chứng nhận. Cùng với đó là ưu đãi về thuế cũng như tiếp cận nhiều dự án, chính sách của TP.HCM. Ngoài ra, DN còn được ưu tiên sử dụng các trang thiết bị nghiên cứu khoa học trong phòng thí nghiệm trọng điểm, cơ sở ươm tạo… Nếu sau này muốn mở rộng quy mô sản xuất thì Khánh Hội cũng có thể được thuê đất với mức giá thấp nhất trong khung giá cho thuê tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, Khu Công nghệ cao…

Cao Ngc Minh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)