Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Thưởng thức cốm Tú Lệ bên đỉnh sừng trời

Tạp Chí Giáo Dục

Cheo leo lưng đèo Khau Ph, là đa bàn cui cùng ca huyn Văn Chn (tnh Yên Bái), ngưi dân Tú L đưc thiên nhiên ưu ái cho riêng mình mt ging lúa đc bit đ làm nên th cm Tú L xanh ngt, níu chân bao du khách ngưc xuôi trên cung đưng Tây Bc gia đ thu chuyn mình sang đông…


Du khách thích thú tri nghim công đon giã cm

Niềm mong ước được trở lại ngắm khung cảnh đẹp trên đèo Khau Phạ (hay còn được người dân bản địa gọi là đỉnh sừng trời) nối giữa hai huyện Mù Cang Chải và Văn Chấn của tỉnh Yên Bái – một trong tứ đại đỉnh đèo miền Tây – Đông Bắc thôi thúc tôi trở lại sau 7 năm. Cung đường đèo Khau Phạ mùa này ảo mờ trong làn sương dày đặc. Vào những khoảng nắng trong ngày, sương tan, phóng tầm mắt nhìn những chiếc dù lượn bay trên mùa vàng thật đẹp mắt. Không có một khuôn hình nào có thể ôm trọn vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng cho xứ này.

Tôi chọn điểm dừng ở lưng chừng chân đèo, nơi những cô sơn nữ đến từ các bản Lìm Mông, Lìm Thái đang miệt mài giã cốm nếp Tú Lệ. Họ nở nụ cười tươi rói, đon đả đón chào khách ghé chân, sẵn sàng mời khách thưởng thức đặc sản quê hương mà không cần kỳ kèo mời mọc mua bán. “Ăn đi để nhớ hương vị núi rừng Tây Bắc, để thấy món cốm nếp xứ này khác lạ so với những món cốm mà bạn từng thưởng thức lâu nay”, chị Vàng Thị Xới nói.


Cm Tú L có màu xanh đc trưng t ging nếp tan gieo trng  lưng đèo Khau Ph

So với 7 năm trước, những chòi cốm được người dân Tú Lệ dựng lên ven cung đường đèo nhiều hơn. Ngay giữa lễ hội cốm, những trang phục truyền thống được các cô gái xúng xính khoe sắc. Chị Xới nói, cốm Tú Lệ cần sự từ tốn trong thưởng thức. Nếu cốm làng Vòng (Hà Nội) chỉ cần đưa vào lưỡi đã thấy vị ngọt, mùi thơm của cốm nếp non thì cốm Tú Lệ phải nhai từ từ mới nhận ra hương thơm đặc trưng và vị ngọt đọng lại sau khi ăn. Ăn một lần rồi nhớ mãi.

Nằm giữa thung lũng của ba ngọn núi Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song, người dân Tú Lệ tự hào về đặc sản trời ban của xứ mình. Cốm Tú Lệ là tinh hoa của giống nếp tan. Vào độ tháng 10, 11, khi những bông lúa nếp bắt đầu cúi đầu, chuyển từ hạt nếp sữa dần sang gạo nếp trên các thửa ruộng bậc thang Nà Lóng, Púng Xổm, Bản Côm (xã Tú Lệ), những cô gái Thái bắt đầu lên nương thu hoạch. Thời điểm thu hoạch là lúc bình minh chuẩn bị vén màn mây. “Đấy là lúc hạt nếp ngậm được nhiều tinh hoa đất trời nhất, hạt lúa vẫn còn đẫm sương sau một đêm dài”, sơn nữ Vàng Thị Mai vừa nghiêng vai thả gùi nếp nặng trĩu xuống, chia sẻ.


Cô gái Thái ti l hi cm

Nếp đem về được bà con tuốt thủ công bằng tay, đem ngâm vào nước lạnh để loại bỏ các hạt lép. Sau đó, công đoạn rang nếp trên bếp củi được bắt đầu với đôi tay đảo đều liên tục trên chiếc chảo gang dày cộm, lửa vừa đủ nhỏ để hơi ấm tỏa đều. “Mình cứ rang thật đều tay, ngửi mùi thơm của hơi nếp bốc lên từ chảo để nhận biết đến lúc nào nếp chín vừa đủ, không bị cháy, không quá giòn. Điều này đòi hỏi người rang cốm phải có đủ kinh nghiệm”, chị Vàng Thị Mai nói.

Cốm rang xong được cho vào giã. Công đoạn này cần có hai người, một người giữ nhịp chày và một người dùng đũa cả đảo liên tục trên cối. Chị Vàng Thị Mai bảo, giã phải cho đều chân, lực vừa phải, nếu quá nhẹ hoặc quá mạnh đều làm hỏng mẻ cốm. Cốm được giã bị tách vỏ, và tiếp tục cho đến khi hạt cốm dẹt lại, dẻo và tỏa ra hương thơm thì được gói vào lá dong, lá chuối… mang đến chợ phiên.


Ngưi dân Tú L bày ci giã cm ven đưng bên chân đèo Khau Ph

Cốm Tú lệ có màu xanh ngắt, đặc trưng của giống nếp tan gieo trồng giữa thung lũng núi, hưởng trọn nguồn nước suối trong lành và đất giàu khoáng chất. Vàng Thị Xớn bảo, hạt cốm vừa giã xong là lúc thơm và dẻo nhất. Nếu thưởng thức đúng điệu thì sau vị đắng ban đầu sẽ là vị ngọt thanh. Với người Tú Lệ, cốm không chỉ là một món ăn đặc sản mà còn là nét văn hóa đặc trưng đầy tự hào một vùng đất. Vì thế, cốm Tú Lệ còn được ví là tinh hoa của đất trời Tây Bắc. Vào những dịp lễ, Tết, cốm được dâng cúng tổ tiên như một sự tri ân công lao người khai phá mảnh đất Tú Lệ. “Nếu muốn, mùa thu sau, khi những thửa ruộng bậc thang ở đây bắt đầu vụ mùa mới, hãy trở lại cùng người Thái ngủ nhà sàn, lên ruộng tuốt nếp tan về làm cốm. Cùng ăn bữa cơm thịt gác bếp, uống ly rượu ngô ấm giữa hơi lạnh núi rừng”, câu nói của Vàng Thị Xới nghe thương lạ.

Chiều trên lưng đèo Khau Phạ sương rơi bãng lãng. Tôi nán lại để tận hưởng những giây phút cuối ngày trước khi trở về chộn rộn với phố phường. Trước mắt tôi, những làn mây trắng như chiếc áo choàng tuyệt mỹ của thiên nhiên ôm lấy mái nhà sàn lợp ván gỗ Pơ Mu, mây sà xuống từng thửa ruộng bậc thang. Nhón nắm cốm nếp Tú Lệ lặng lẽ thưởng thức, ngắm bản làng vào thời khắc ấy, tôi nhận ra rằng, không gian này hẳn sẽ mãi là hoài niệm, là nỗi xốn xang, lưu luyến cho ai từng đặt chân tới nơi này.

Phan Vĩnh Yên

 

 

 

 

 

Bình luận (0)