Y tế - Văn hóaThư giãn

Thương thương “mái nhà” xưa

Tạp Chí Giáo Dục

Còn nh, lúc sinh thi c giáo sư Trn Văn Khê có chia s rng, ông đi rt nhiu nơi trên thế gii nhưng chưa thy ngôn ng nào li có t ch v “nhà” phong phú và thú v như tiếng Vit ca mình, kiu như: “Mình ơi ta gi là nhà/ Nhà ơi ta gi mình là Nhà tôi” (thơ Bùi Giáng)…


Tác phm tranh “Khong sân trưc nhà” ca  ha sĩ tr Trn Công Nguyên

Thật vậy, với người Việt, “nhà” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó gắn bó suốt cuộc đời con người. Nó là nơi che chở cho con người trước thiên nhiên, mưa nắng, nóng lạnh, bảo vệ con người trước sự tấn công của ngoại lực, tạo nên một mái ấm để con người cùng với những người thân thương của mình cùng sống và làm việc. Đó cũng là nơi lưu dấu những kỷ niệm, là địa chỉ tâm hồn của những người con xa xứ. Điều này giải thích vì sao khi người ta gần về đến nhà thì tâm trạng bao giờ cũng náo nức, hồi hộp. Ngược lại, lúc ta dời nhà đi thì tâm trạng ấy khác hẳn, có cái gì đó như nuối tiếc, thất vọng, chán nản… Đôi khi giữa kinh thành gió bụi, con người rất dễ rung động với những vẻ đẹp hiền hòa, thanh nhã, giản đơn, mộc mạc của ngôi nhà xưa và hoài niệm cũ và có thể sẵn sàng từ bỏ cuộc sống phồn hoa đô thị để về nhà tận hưởng cái cảm giác thanh bình, tĩnh lặng, an yên.

“Nhà” trong ngôn t ngưi Vit không gii h không gian đa lý (nơi ) mà còn cha đng trong không gian văn hóa, và tht s đã tr thành đa ch thiêng liêng trong tâm hn Vit.

Vốn xuất phát từ một cư dân nông nghiệp lúa nước, môi trường nơi đây đã đặt ra cách ứng xử với thế giới tự nhiên cũng như lối sống định canh, định cư, “bám đất bám làng”, hướng đến sự ổn định, an yên, nên vai trò của “nhà” trong tâm thức người Việt phải có “an cư” thì mới “lạc nghiệp” đã trở nên đặc biệt quan trọng. Từ đó, “nhà” đã vượt khỏi chức năng ban đầu là vật chất (nơi ở) mà trở thành sự thiêng liêng hơn, rộng lớn hơn, sâu sắc hơn. Điều này, được thể hiện rõ nét trong ngôn ngữ, “nhà” là một từ cực kỳ phong phú về ý nghĩa, chuyển tải biết bao điều sâu xa. Không như tiếng Anh, họ phân biệt rất rõ hai khái niệm “house” (ngôi nhà) và “home” (gia đình). Còn từ “nhà” trong tiếng Việt, không chỉ định danh cho một nơi ăn chốn ở, nơi sinh hoạt trong một cuộc sống hằng ngày mà còn để chỉ một nghề nghiệp như nhà giáo, nhà văn, nhà thơ, nhà báo… Rồi cũng cái từ ấy lại nói về một triều đại như nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần… “Nhà” tinh tế hơn còn đồng nhất với gia đình (cả nhà đi vắng), với vợ /chồng (chủ nhân ngôi nhà: ông/bà nhà tôi), lại được mở rộng nghĩa để chỉ cơ quan (nhà máy, nhà băng (bank)), chỉ ngành nghề (nhà may, nhà hàng, nhà thuốc…) chỉ Chính phủ (Nhà nước). Vì sống định cư, nên người Việt truyền thống rất quý trọng tình cảm, luôn muốn thuận hòa “tình làng nghĩa xóm” nên “nhà” còn xuất hiện ở những  nơi hoạt động cộng đồng, thiện nguyện, nhân ái mang tính xã hội (nhà chùa, nhà thờ, nhà mở, nhà thương (bệnh viện), nhà tang lễ…) cũng như những tấm lòng của nhà hảo tâm, nhà bảo trợ, nhà tài trợ… “Nhà” gần gũi, thiêng liêng như vậy, thế nên những cụm từ “nhớ nhà”, “ở nhà”, “về nhà”, dường như đã trở thành một từ thông dụng. Và trong giao tiếp hàng ngày, ta vẫn thường nghe người ta nói “chỗ người nhà (tôi nói thẳng)”, “nói trong nhà (thôi nhé)”, “nói lành cửa nhà”… Như vậy, “nhà” trong ngôn từ người Việt không giới hạn ở không gian địa lý (nơi ở) mà còn chứa đựng trong không gian văn hóa, và thật sự đã trở thành địa chỉ thiêng liêng trong tâm hồn Việt.

Tinh thần và sự yên ổn đã làm nên “nhà” trong tâm thức người Việt. “Nhà” chứa đựng mọi niềm vui, mọi nỗi buồn, những thử thách, những thăng trầm của cuộc đời con người. Bởi lẽ, “cái nhà” ấy còn khoác lên mình một khái niệm biểu thị tính sở hữu hết sức đậm đà và thiêng liêng như quê nhà, sân nhà, nếp nhà… Cho nên, dù nhà cao, cửa rộng hay nhỏ hẹp, chật chội, điều quan trọng nhất là gia chủ tìm cho được một góc riêng, khoảng riêng cho mình trong căn nhà. Đó là nơi ta thích nhất của ngôi nhà, là một chốn an lành, vui vẻ và thân thiện. Bởi lẽ, hạnh phúc không phải là độ lớn, độ sang của căn nhà mình ở, mà đơn giản là những hoài niệm, những kỷ vật, những kỷ niệm thân thương với gia đình, hay chỉ là những buổi “cơm nhà” đầm ấm: “Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt, Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà” (Phạm Hữu Quang). Dù là ai trong cuộc đời này thì xin hãy dành một phần trái tim của mình cho gia đình mình, quê hương mình, đất nước mình. Đó chính là “nhà” của mỗi người dân Việt Nam, bởi “Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp, Quê nhà một góc nhớ mênh mang” (Trịnh Bửu Hoài).

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)