Sự kiện giáo dụcPhóng sự - Ký sự

Thượng tọa Thích Truyền Tứ: Còn lắm những ước nguyện chưa thành hiện thực

Tạp Chí Giáo Dục

“Sông có khúc, người có lúc”, không ai biết được phía trước là điều gì sẻ sảy ra. Nhưng chúng ta biết rằng những lúc gặp hoàn cảnh ngặt nghèo, khó khăn ai cũng cần một bàn tay nắm chặt, cần một ánh nhìn cảm thông, cần những sự quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ của mọi người”. Đó là câu nói từ tâm của Thượng tọa Thích Truyền Tứ khi chứng kiến những mãnh đời bất hạnh sau những chuyến đi làm từ thiện xuyên suốt.

Tình cờ tham dự buổi phát quà từ thiện vào dịp tết Xuân Quý tỵ năm 2013 cho Hội người mù Q.7, tôi có dịp được biết đến Thầy Thích Truyền Tứ là Trụ trì chùa Huyền Trang (chùa Lá), thị trấn Nhà Bè, người mà mọi người thường gọi với cái tên đầy yêu thương là “Bồ Tát”.

TT Thích Truyền Tứ chụp hình lưu niệm trong buổi phát quà cho bà con Dân tộc Khơ Me tại Cầu Kè – Trà Vinh tháng 4/2013

Với cương vị là Ủy viên Ban hướng dẫn Phật tử TW GHPGVN, Ủy viên Phân ban Phật tử Dân tộc TW GHPGVN, Phó ban Từ thiện Báo Giác Ngộ TP.HCM, trưởng ban Trung tâm Từ thiện Huyền Trang bao năm qua Thầy đã tiếp sức biết bao hoàn cảnh khó khăn, cơ nhở trở lại với cuộc sống bình yên như bao con người lành lặn khác. Có thể nói từ cao nguyên, Tây nguyên, Bắc, Trung, Nam cho tới miền Tây Nam bộ nghèo khó, chưa nơi nào Thầy chưa đặc chân đến. Thầy luôn tâm niệm rằng “mỗi ngày làm thêm việc thiện là tích phước cho ngày mai” để cho mọi ngày luôn là nụ cười rạng rở trên môi.
Hiện tại, chùa Huyền Trang đang nuôi dưỡng 40 trẻ mồ côi và 20 cụ già neo đơn. Các em trong tuổi đi học đều được cắp sách đến trường ngày học hai buổi, tối có cô giáo dạy kèm và được học thêm tiếng Anh, tiếng Hoa. Các cụ ăn chay niệm phật, tụng kinh tham thiền để trưởng dưỡng đạo tâm cho tinh thần thanh thản, tu học được an lạc. Chùa còn mời lương y trị bệnh xương khớp, thần kinh tọa, đau nhứt chân tay… miễn phí cho bà con tại địa phương. Hàng tháng, tổ chức bữa cơm dinh dưỡng cho 60 cụ già, phát quà tình thương cho gia đình chính sách, người tàn tật, người bị nhiễm chất độc da cam. Vì thế mà tiếng thơm của chùa được đông đảo mọi người biết đến.
Năm 2012 Thầy đã vận động các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm đã quyên góp, kết hợp với đoàn Y bác sĩ ở TP.HCM tổ chức khám chữa bệnh, bốc thuốc miễn phí, phát quà, thực hiện 51 chuyến hàng đi cứu trợ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và cao nguyên… Tổng số tiền và hàng hóa cộng lại quy thành tiền là: 7.137.000.000đ. Thầy cũng cho biết thêm, ngày 27/04/2013, trung tâm Huyền Trang đã tổ chức buổi trao tặng 150 phần quà cho Hội người mù huyện Trảng Bom, Đồng Nai với tổng số tiền và hàng vận động được là 45.000.000đ.
Ngoài ra, Ths. Nguyễn Đình Cổ đại diện Viện Đào Tạo phát Triển Giáo Dục và Hợp Tác Quốc Tế đã được Thượng Tọa bàn bạc hỗ trợ và dự kiến tháng 7/2013 tới sẽ đi tặng quà cho học sinh và bà con nghèo tại tỉnh Quảng Ngãi với kinh phí huy động được là 126.000.000đ.
Hàng năm Vào ngày Quốc tế thiếu nhi, tết Trung thu chùa vận động hàng nghìn phần quà để phân phát cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tại thị trấn Nhà Bè, khu vực chùa Huyền Trang, trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, trường Nguyễn Bình, các trường học ở huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang… Và những dịp làm từ thiện ở các tỉnh Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau… được Thầy duy trì đều đặn hàng năm khi còn đủ sức khỏe. Rồi những cây cầu nối nhịp bờ vui cũng lần lượt được Thầy và các mạnh thường quân xây dựng ở những nơi mà Thầy đã đi qua. Thầy thường nói vui rằng: “cứ làm thế thôi chứ không nhớ chính xác hết các cầu đã làm”.
…Nếu kể hết những việc thầy đã làm cho xã hội, có lẽ giống như đếm sao trên trời vậy. Cũng theo Thầy “Quan trọng của việc làm từ thiện đó là không cần người khác phải mang ơn, làm từ thiện là tình nguyện, không gượng ép, cho đi chứ đừng mong nhận lại, đó mới là ý nghĩa của công việc từ thiện, hơn thế nữa từ thiện phải cần một cái duyên”.
Thầy luôn mong ước: “Để cuộc sống chúng ta tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn thiết nghĩ chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến những người bất hạnh bên cạnh chúng ta. Đừng chạy theo lối sống thực dụng để rồi chúng ta quên mất mình là ai. Hãy để trái tim rung lên bằng những nhịp đập chân thành nhất khi đó chúng ta sẻ cảm thấy mang lại niềm vui cho người khác cũng chính là mang lại hạnh phúc cho bản thân mình”.
Những đóng góp to lớn đó là nền tảng cho Trung tâm nhân đạo Huyền Trang tám năm liền đạt danh hiệu “Hoa việc thiện”. Tháng 10/2012 trung tâm đã vinh dự được TW Đoàn TNCS HCM trao tặng bằng khen. Ngoài ra còn rất nhiều những bằng khen cao quí khác được Nhà nước, TW Hội Chữ thập đỏ, các tổ chức trong và ngoài nước trao tặng.
Tấm lòng bao la là vậy, nhưng khi hỏi Thầy về ước nguyện cho bản thân mình sau này, Thầy cười: “Ước nguyện dành cho bản thân tôi ư? Tôi chẳng có ước nguyện gì dành cho mình cả. Ngày hai bữa cơm chay đạm bạc thì có gì phải bận tâm? Thế nhưng tôi có rất nhiều điều còn chưa thực hiện được”.
Câu kết của Thầy làm cho tất cả chúng ta phải suy nghĩ -“Thế nhưng tôi có rất nhiều điều còn chưa thực hiện được”, phải chăng trong mỗi chúng ta đều tồn tại câu nói ấy?
Đinh Tiến

Bình luận (0)