Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

“Thượng vàng, hạ cám” lời khuyên trên mạng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hc k II là thi đim hc sinh cui cp (lp 9 và lp 12) bưc vào giai đon hc tp nưc rút nhm chun b cho k thi tuyn sinh lp 10 công lp và tt nghip THPT năm 2021. Bên cnh vic tìm li khuyên t gia đình, nhà trưng, nhiu hc sinh còn tìm li khuyên trên mng xã hi nhm tha mãn mong ưc bn thân.


Đi din mt trưng THPT chia s thông tin v nhà trưng đến ph huynh hc sinh lp 9 trong chương trình “Tuyn sinh, hưng nghip hc sinh sau THCS” ln th 6 năm 2021 do Tp chí Giáo dc TP.HCM t chc

Mạng xã hội được coi là kênh thông tin phổ biến, linh hoạt và dễ dàng tiếp cận nhất với học sinh hiện nay. Theo khảo sát của các trường THCS tại TP.HCM trong thời gian dạy học trực tuyến (khi học sinh nghỉ học phòng chống dịch Covid-19), gần 100% học sinh có điện thoại thông minh kết nối internet, tương đương với đó là con số gần 100% học sinh từ THCS trở lên đang sử dụng Facebook như một phương tiện để học tập, trao đổi.

“D khóc, di”

“Em muốn xin những lời tư vấn từ các anh chị đi trước để có thêm kinh nghiệm chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh lớp  10 công lập. Điểm tổng kết học kỳ I môn văn, toán và tiếng Anh của em lần lượt là 8,8; 8; 9,0. Em dự định đặt 3 nguyện vọng lần lượt là Trường THPT Nguyễn Công Trứ, THPT Gò Vấp và THPT Nguyễn Trung Trực, như vậy có ổn không ạ? Một điều nữa là em đang có dự định đặt nguyện vọng chuyên vào chuyên văn của Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM), vì hiện em là thành viên đội tuyển học sinh giỏi văn của quận nhưng đang phân vân không biết có nên liều lĩnh không”; “Anh chị cho em xin nhận xét, thông tin về Trường THPT Gia Định đi ạ, so với Trường THPT Bùi Thị Xuân thì như thế nào, nên chọn trường nào làm nguyện vọng 1?”; “Học kỳ I môn toán 7,6; văn 8,1; tiếng Anh 8,3 thì có nên mạo hiểm đặt Trường THPT Trần Phú làm nguyện vọng 1 không ạ, các nguyện vọng tiếp theo là THPT Tây Thạnh, THPT Nguyễn Tất Thành… Các anh chị tư vấn cho em với”… Gần đến ngày đăng ký nguyện vọng trường, những lời “thỉnh cầu” như vậy xuất hiện nhan nhản trên các trang Fanpage hay group (nhóm) học sinh. Không chỉ xin tư vấn thông tin về kỹ năng đặt nguyện vọng, nhiều học sinh còn xin lời khuyên về phương pháp học tập ở 3 môn thi tuyển sinh sao cho hiệu quả, kinh nghiệm làm bài thi, chia sẻ về sách tham khảo… “Khi thi tuyển sinh 10 ở môn văn thì nên học những gì? Em nghe nói là nên học sẵn văn mẫu và vô phòng thi ngồi làm luôn, vậy có phải học các cách phân tích, phép so sánh, nhân hóa, tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác hay không ạ?”, một học sinh có tên Chí Linh băn khoăn.

Trước mỗi toppic (chủ đề) xin tư vấn luôn có vài trăm đến cả ngàn bình luận, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm của nhiều người đã trải qua các kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập trước đó. Bên cạnh những tư vấn mang tính tích cực, đa chiều như: “Em nên đặt nguyện vọng 1 là nguyện vọng mà em mong muốn trước và quyết tâm học; nguyện vọng 1 có thể quá sức một chút cũng được và hãy cố gắng dù không đậu nguyện vọng này thì cũng không hối hận vì mình đã cố gắng hết sức rồi. Nguyện vọng 2 là nguyện vọng an toàn hơn nhưng không nên quá sức mình, phải phù hợp với sức học, nguyện vọng 3 là nguyện vọng an toàn nhất”, hay “Cân nhắc chọn trường gần nhà và phù hợp với học lực nhưng cũng nên chú ý vào điều kiện kinh tế gia đình nữa”… Ngược lại cũng có những tư vấn… sao cũng được: “Cứ bình tĩnh chơi hết mình, tháng cuối thi học vẫn kịp nhé”; “Chọn trường nào dễ đậu, điểm thấp. Học hết học kỳ I, sang học kỳ II xin chuyển trường vẫn được”…

Từ nhu cầu tìm kiếm thông tin tư vấn trên mạng xã hội của học sinh lớp 9, nhiều toppic “dở khóc, dở cười” về chủ đề tuyển sinh lớp 10 công lập đã xuất hiện. Có những toppic “đoán đề, bói đề” thi, có những toppic lại chỉ học sinh cách “học vẹt”, học sao cho dễ trúng… tủ nhất. Thậm chí, có không ít chia sẻ mang tính “cợt nhả”, tư vấn nửa vời, không sát thực tế hay thậm chí là giới thiệu quảng cáo sách tham khảo phù hợp nhất để ôn một phát trúng… tủ luôn.

Chn lc k, tham kho thy cô, gia đình

Nhằm định hướng cho học sinh lớp 9 những thông tin chính xác về việc chọn trường từ mạng xã hội, mùa tuyển sinh 2021, bên cạnh các hình thức tư vấn truyền thống, nhiều trường THCS đã dần chuyển hướng sang tư vấn trực tuyến. Đơn cử, Fanpage Trường THCS Trần Phú (Q.10) thời gian gần đây xuất hiện nhiều toppic giới thiệu về các trường THPT trên địa bàn Q.10 và một số trường THPT chuyên trên địa bàn thành phố. Với những thông tin đa dạng từ lịch sử nhà trường, môi trường học tập, học phí, các sân chơi…, những toppic này đã cung cấp cho học sinh góc nhìn cơ bản, toàn diện về môi trường giáo dục của các trường.

Thầy Dương Hữu Đức (Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng, Q.Gò Vấp) cho hay, từ năm học này, trường đã xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh việc đưa thông tin giáo dục, bao gồm cả thông tin tuyển sinh lớp 10 công lập trên trang web trường. Tới đây, trang Fanpage của trường sẽ chọn lọc đưa nhiều thông tin về kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập, hướng tới hỗ trợ học sinh đa dạng bằng nhiều kênh. “Khi tham khảo thông tin từ các kênh trực tuyến, học sinh cần có sự chắt lọc, lựa chọn kỹ. Các em nên tiếp cận với những trang thông tin chính thống. Với những thông tin nào còn thắc mắc, các em nên trực tiếp hỏi thêm thầy cô, ba mẹ. Tuy nhiên, quan trọng vẫn là những thông tin tư vấn từ phía nhà trường, giáo viên bởi thầy cô mới nắm chính xác nhất thông tin tuyển sinh lớp 10 công lập và hiểu rõ năng lực học tập của các em đang ở đâu, phù hợp với ngôi trường nào, còn các kênh trực tuyến được xem như hỗ trợ thêm”, thầy Đức nói.

Trong khi đó, thầy Nguyễn Duy Tâm (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1) khẳng định, nhu cầu tìm kiếm thông tin về kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập của học sinh lớp 9 và phụ huynh hiện rất lớn. Tuy nhiên, khi tham khảo từ các kênh trực tuyến, học sinh và phụ huynh phải nghiên cứu chắt lọc thông tin. “Mỗi trường THPT đều có môi trường giáo dục, phương hướng phát triển, mô hình giáo dục khác nhau. Ví dụ như có trường chú trọng đến các hoạt động văn nghệ, có trường lại tập trung nhiều vào đào tạo ngoại ngữ, có trường lại có ưu thế về bồi dưỡng học sinh giỏi… Tương đương với từng mô hình giáo dục sẽ có những mức học phí, chi phí khác nhau. Do vậy, khi muốn tìm hiểu về trường THPT, học sinh và phụ huynh nên vào trang web của trường tìm hiểu, hoặc có thể đến trực tiếp trường đó để tham quan, tìm hiểu”, thầy Tâm khuyên.

Thầy Tâm nhìn nhận, việc tham khảo thông tin từ các thế hệ học sinh đi trước qua mạng xã hội cũng có thể hỗ trợ các em một cách tích cực trong phương pháp học tập, thông tin nguyện vọng…, song chỉ khi người học biết tận dụng kênh thông tin này một cách thông minh thì mới đem lại hiệu quả cao.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)