Có lẽ, ở trên đời với thân phận
con ở không ai khổ bằng Thúy Kiều. Nhiều người vì nghèo khó, thất cơ lỡ vận phải
chịu cảnh hầu hạ người khác, nhưng ai cũng biết rằng mình đang bán thân ở đâu,
hầu hạ cho ai! Thúy Kiều không một mảy may biết mình đang ở đâu và đang hầu hạ
ai. Nhưng biết làm sao, chỉ còn có cách đơn giản nhất là yên phận. Sớm khuya
khăn mặt lược dầu/ Phận con hầu, giữ con hầu dám sai. Thúy Kiều bưng nước,
hầu khăn cho Hoạn rửa mặt, chải tóc trang điểm cho Hoạn! Chao ôi Thúy Kiều đâu
biết đó là vợ cả của chồng mình. Hơn thế, con người ấy là tình địch là kẻ tàn
nhẫn phá tan hạnh phúc, làm cơ cực đời Kiều. Nguyễn Du không nói ra điều ấy
nhưng người đọc thấy thương, thấy tức cho Thúy Kiều. Nguyễn Du dùng một câu nói
công việc của đứa con ở, một câu buông xuôi theo số phận. Nguyễn Du không tốn
nhiều ngôn từ vì cũng chưa đến lúc cuộc chiến xảy ra. Và, hình như Hoạn đang chờ
đợi Thúc về thăm nhà, lúc trống vắng chẳng biết làm gì, lại đêm hôm êm ả, Hoạn hỏi
chuyện tài đàn của Thúy Kiều. Tất nhiên chủ bảo, Thúy Kiều phải tuân lệnh: Lĩnh
lời nàng mới lựa dây/ Nỉ non thánh thót dễ say lòng người. Nguyễn Du không
cho Thúy Kiều nhân lúc Hoạn bảo đánh đàn mà gửi gắm nỗi lòng. Đây Thúy Kiều
vâng lệnh chủ, thế thôi. Câu thơ chỉ lướt qua mấy chữ nỉ non, thánh thót,
ấy vậy mà Hoạn thư cũng mến tài Thúy Kiều. Con người Hoạn thư lại thêm một nét
đáng lưu ý. Sau này, có mặt Thúc sinh, Thúy Kiều dâng một tờ khai trình (thân
cung), Hoạn có ngẩn ngơ chút tình. Rồi sau nữa, khi bắt gặp Thúc lén
ra Quan âm các tâm sự với Thúy Kiều, Hoạn lại xem chữ viết của Kiều và có lời
khen… Một Hoạn thư bề bộn tính cách!
con ở không ai khổ bằng Thúy Kiều. Nhiều người vì nghèo khó, thất cơ lỡ vận phải
chịu cảnh hầu hạ người khác, nhưng ai cũng biết rằng mình đang bán thân ở đâu,
hầu hạ cho ai! Thúy Kiều không một mảy may biết mình đang ở đâu và đang hầu hạ
ai. Nhưng biết làm sao, chỉ còn có cách đơn giản nhất là yên phận. Sớm khuya
khăn mặt lược dầu/ Phận con hầu, giữ con hầu dám sai. Thúy Kiều bưng nước,
hầu khăn cho Hoạn rửa mặt, chải tóc trang điểm cho Hoạn! Chao ôi Thúy Kiều đâu
biết đó là vợ cả của chồng mình. Hơn thế, con người ấy là tình địch là kẻ tàn
nhẫn phá tan hạnh phúc, làm cơ cực đời Kiều. Nguyễn Du không nói ra điều ấy
nhưng người đọc thấy thương, thấy tức cho Thúy Kiều. Nguyễn Du dùng một câu nói
công việc của đứa con ở, một câu buông xuôi theo số phận. Nguyễn Du không tốn
nhiều ngôn từ vì cũng chưa đến lúc cuộc chiến xảy ra. Và, hình như Hoạn đang chờ
đợi Thúc về thăm nhà, lúc trống vắng chẳng biết làm gì, lại đêm hôm êm ả, Hoạn hỏi
chuyện tài đàn của Thúy Kiều. Tất nhiên chủ bảo, Thúy Kiều phải tuân lệnh: Lĩnh
lời nàng mới lựa dây/ Nỉ non thánh thót dễ say lòng người. Nguyễn Du không
cho Thúy Kiều nhân lúc Hoạn bảo đánh đàn mà gửi gắm nỗi lòng. Đây Thúy Kiều
vâng lệnh chủ, thế thôi. Câu thơ chỉ lướt qua mấy chữ nỉ non, thánh thót,
ấy vậy mà Hoạn thư cũng mến tài Thúy Kiều. Con người Hoạn thư lại thêm một nét
đáng lưu ý. Sau này, có mặt Thúc sinh, Thúy Kiều dâng một tờ khai trình (thân
cung), Hoạn có ngẩn ngơ chút tình. Rồi sau nữa, khi bắt gặp Thúc lén
ra Quan âm các tâm sự với Thúy Kiều, Hoạn lại xem chữ viết của Kiều và có lời
khen… Một Hoạn thư bề bộn tính cách!
Để kết thúc chút mào đầu về
việc làm con ở lần thứ hai của Thúy Kiều, Nguyễn Du buông hai câu thơ như tiếng
xót thương của người cầm bút: Cửa người đày đọa chút thân/ Sớm năn nỉ bóng,
đêm ân hận lòng. Tấm thân Thúy Kiều: không, Nguyễn Du gọi là chút thân,
không những chịu cảnh bị đày đọa mà còn chịu cảnh bơ phờ, sống như người không
biết mình đang sống. Sớm năn nỉ bóng, đêm ân hận lòng, câu này có sự
khác nhau ở nhiều bản Kiều: Bản Phạm Kim Chi, Kiều Oánh Mậu: Sớm than thở
bóng, khuya năn nỉ lòng. Bản của Chiêm Vân thị: Sớm than thở bóng, đêm
năn nỉ lòng, bản Hồ Đắc Hàm: Sớm ngơ ngẩn bóng, đêm năn nỉ lòng, bản
Trương Vĩnh Ký, Bùi Kỷ: Sớm năn nỉ bóng, đêm ngơ ngẩn lòng… Chưa biết bản
nào đúng hơn, chúng tôi tạm dùng bản của Đào Duy Anh. Nhưng dẫu thay đổi thế
nào ta cũng thấy thân hình Thúy Kiều chỉ còn là một cái bóng, nỗi lòng thì bâng
khuâng, chới với!
việc làm con ở lần thứ hai của Thúy Kiều, Nguyễn Du buông hai câu thơ như tiếng
xót thương của người cầm bút: Cửa người đày đọa chút thân/ Sớm năn nỉ bóng,
đêm ân hận lòng. Tấm thân Thúy Kiều: không, Nguyễn Du gọi là chút thân,
không những chịu cảnh bị đày đọa mà còn chịu cảnh bơ phờ, sống như người không
biết mình đang sống. Sớm năn nỉ bóng, đêm ân hận lòng, câu này có sự
khác nhau ở nhiều bản Kiều: Bản Phạm Kim Chi, Kiều Oánh Mậu: Sớm than thở
bóng, khuya năn nỉ lòng. Bản của Chiêm Vân thị: Sớm than thở bóng, đêm
năn nỉ lòng, bản Hồ Đắc Hàm: Sớm ngơ ngẩn bóng, đêm năn nỉ lòng, bản
Trương Vĩnh Ký, Bùi Kỷ: Sớm năn nỉ bóng, đêm ngơ ngẩn lòng… Chưa biết bản
nào đúng hơn, chúng tôi tạm dùng bản của Đào Duy Anh. Nhưng dẫu thay đổi thế
nào ta cũng thấy thân hình Thúy Kiều chỉ còn là một cái bóng, nỗi lòng thì bâng
khuâng, chới với!
Đối lại với Vô Tích, ở Lâm
Tri Thúc sinh sống trong một tâm trạng khổ đau, nản lòng.
Tri Thúc sinh sống trong một tâm trạng khổ đau, nản lòng.
Trước hết, Thúc đau đớn nghĩ
đến Thúy Kiều. Đành rằng sinh li tử biệt là lẽ thường tình nhưng nỗi lòng
thương nhớ cứ vấn vương: Lâm Tri chút nghĩa đèo bòng/ Nước non để chữ tương
phùng kiếp sau! Có một điều kỳ lạ, Thúc nhớ quê hương nhưng là nỗi nhớ tuyệt
vọng, đau buồn: Bốn phương mây trắng một màu/ Trông về cố quốc biết đâu là
nhà! Hai câu này nhà thơ Tản Đà có bình: “Hai câu này rất bát ngát, dễ khiến
cho người ta có sự xa xôi”. Có lần, Thúc ở với Hoạn thư, Thúc cũng bỗng nhớ: Chạnh
niềm nhớ cảnh giang hồ/ Một màu quan tái, bốn mùa gió trăng. Cũng nhớ đấy,
nhưng nhớ sự vẫy vùng, nhớ sự chơi bời phóng đãng. Còn đây là nỗi nhớ xót xa,
hiu quạnh.
đến Thúy Kiều. Đành rằng sinh li tử biệt là lẽ thường tình nhưng nỗi lòng
thương nhớ cứ vấn vương: Lâm Tri chút nghĩa đèo bòng/ Nước non để chữ tương
phùng kiếp sau! Có một điều kỳ lạ, Thúc nhớ quê hương nhưng là nỗi nhớ tuyệt
vọng, đau buồn: Bốn phương mây trắng một màu/ Trông về cố quốc biết đâu là
nhà! Hai câu này nhà thơ Tản Đà có bình: “Hai câu này rất bát ngát, dễ khiến
cho người ta có sự xa xôi”. Có lần, Thúc ở với Hoạn thư, Thúc cũng bỗng nhớ: Chạnh
niềm nhớ cảnh giang hồ/ Một màu quan tái, bốn mùa gió trăng. Cũng nhớ đấy,
nhưng nhớ sự vẫy vùng, nhớ sự chơi bời phóng đãng. Còn đây là nỗi nhớ xót xa,
hiu quạnh.
Sau mấy dòng thơ, Nguyễn Du
cho Thúc từ nỗi nhớ đến hành động: Chạnh niềm nhớ cảnh gia hương/ Nhớ quê
chàng lại tìm đường thăm quê. Câu thơ hay ở hai chữ tìm đường. Quê
hương, chắc Thúc quá quen thuộc. Nhớ ngày nào từ Vô Tích về Lâm Tri chàng đã vó
câu thẳng ruổi. Sao nay lại tìm đường? Phải chăng, buồn vô hạn, chẳng
biết đi đâu. Cùng đường đành phải về quê vậy.
cho Thúc từ nỗi nhớ đến hành động: Chạnh niềm nhớ cảnh gia hương/ Nhớ quê
chàng lại tìm đường thăm quê. Câu thơ hay ở hai chữ tìm đường. Quê
hương, chắc Thúc quá quen thuộc. Nhớ ngày nào từ Vô Tích về Lâm Tri chàng đã vó
câu thẳng ruổi. Sao nay lại tìm đường? Phải chăng, buồn vô hạn, chẳng
biết đi đâu. Cùng đường đành phải về quê vậy.
Thúc sinh nhớ Thúy Kiều, Nguyễn
Du viết hai câu: Mày ai trăng mới in ngần/ Phấn thừa hương cũ bội phần xót
xa. Câu thơ 6 chữ ở bài trước chúng tôi đã có lời bàn. Câu 8 chữ có một điều
đáng chú ý. Không hiểu tương truyền vua Tự Đức khóc Bằng Phi: Đập cổ kính ra
tìm lấy bóng xếp tàn y lại để dành hơi! có đúng không. Chỉ biết vua Tự Đức
là nhà vua mê nôm Thúy Kiều nhưng cũng có lần đòi nếu Nguyễn Du còn sống
phải đánh mấy trăm roi về chuyện Từ Hải không thèm biết trên đầu có ai. Mặc dù
vậy, phải chăng Tự Đức cũng lấy ý thơ Nguyễn Du để viết: Phá toái lăng hoa tầm
cựu ảnh/ Tùng phong khâm thử hộ dư hương! Đủ biết Truyện Kiều không
chỉ sống với dân dã mà len lỏi vào chốn cung đình!
Du viết hai câu: Mày ai trăng mới in ngần/ Phấn thừa hương cũ bội phần xót
xa. Câu thơ 6 chữ ở bài trước chúng tôi đã có lời bàn. Câu 8 chữ có một điều
đáng chú ý. Không hiểu tương truyền vua Tự Đức khóc Bằng Phi: Đập cổ kính ra
tìm lấy bóng xếp tàn y lại để dành hơi! có đúng không. Chỉ biết vua Tự Đức
là nhà vua mê nôm Thúy Kiều nhưng cũng có lần đòi nếu Nguyễn Du còn sống
phải đánh mấy trăm roi về chuyện Từ Hải không thèm biết trên đầu có ai. Mặc dù
vậy, phải chăng Tự Đức cũng lấy ý thơ Nguyễn Du để viết: Phá toái lăng hoa tầm
cựu ảnh/ Tùng phong khâm thử hộ dư hương! Đủ biết Truyện Kiều không
chỉ sống với dân dã mà len lỏi vào chốn cung đình!
Lê Xuân Lít
Bình luận (0)