Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Thụy Sỹ: Coi trọng giáo dục phổ thông

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Thụy Sỹ là một đất nước nhỏ nằm bên cạnh dãy núi Alps với diện tích chỉ bằng 1/8 diện tích Việt Nam. Đất nước Thụy Sỹ là một đất nước hòa bình, không hề có chiến tranh. Hầu như tất cả các tổ chức quốc tế đều đặt trụ sở ở đây.

Giáo dục phổ thông được coi trọng

Chính phủ Thụy Sỹ chú ý đặc biệt đến nền giáo dục phổ thông (GDPT). Một điều khá lạ là Thụy Sỹ không có Bộ Giáo dục. Chính sách giáo dục sẽ do mỗi tỉnh, huyện và cộng đồng cùng quyết định tùy thuộc văn hóa dân tộc, môi trường đặc thù ở mỗi địa phương. Thụy Sỹ chỉ có một hội đồng giáo dục liên bang được Chính phủ thành lập để nắm được các hoạt động giáo dục trên toàn quốc.

Không như Việt Nam, bậc học GDPT ở Thụy Sỹ có 13 năm. Bắt đầu lên lớp 3 các cháu phải học thêm một ngôn ngữ dân tộc trường vùng Đức thì học thêm tiếng Pháp hoặc Ý). Lên lớp 5 thì học thêm ngôn ngữ dân tộc thứ hai. Lên trung học đệ nhất cấp (tương tự bậc THCS của ta) học sinh tiếp tục học hai ngoài tiếng mẹ đẻ (thí dụ ở trường vùng nói tiếng Pháp thì học thêm tiếng Đức hoặc Ý; ngôn ngữ dân tộc và học thêm một ngoại ngữ, thường là tiếng Anh.

Sang trung học đệ nhị cấp học sinh tiếp tục học các ngôn ngữ dân tộc và ngoại ngữ như đã học ở đệ nhất cấp. Chương trình học ở các cấp là do địa phương thiết kế và chủ yếu dạy học sinh biết cách sống trong xã hội, trong thiên nhiên. Chính vì thế, ở Thụy Sỹ, học sinh mới vào lớp 1 nhưng đã được nhà trường cho đi dã ngoại.

Các môn lịch sử, địa lý, khoa học được dạy với nội dung nhẹ nhàng, chứ không phải dạy nhồi nhét nặng nề kiến thức.

Học trường nghề lương bằng đại học

Từ trung học đệ nhị cấp (tương tự bậc học THPT của ta), học sinh nào không thích học văn hóa thì có thể theo học tại chương trình hướng nghiệp, khi tốt nghiệp trung học là có thể đi làm việc ở các doanh nghiệp ngay, hoặc các em có thể học liên thông tiếp nghề đó tại một trường cao đẳng nghề gần nhà. Giống như một số nước láng giềng như Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Bỉ…, khuynh hướng học sinh đi theo hướng nghiệp nhiều hơn là vào đại học vì có tay nghề làm việc ngay, lương có thể bằng hoặc lớn hơn lương của đại học.

GDPT của Thụy Sỹ là bắt buộc nên học sinh được hoàn toàn học miễn phí. Cha mẹ các em chỉ phải trả tiền tàu xe cho con em mình khi các cháu đi dã ngoại.

Chính vì được nhà nước trang bị cho mình kiến thức phổ thông cơ bản rất sát thực tế nên mỗi học sinh Thụy Sỹ đều biết tư duy, tìm hướng đi của mình sao cho gắn kết với phát triển kinh tế của đất nước.

H.Hoa

Bình luận (0)