Nhịp cầu sư phạmGương sáng

“Thuyền trưởng”  – Điểm tựa xây dựng trường học hạnh phúc

Tạp Chí Giáo Dục

Đưc ví như “thuyn trưng” ca mt ngôi trưng, ngưi hiu trưng không ch làm thay đi din mo mà còn nâng tm thương hiu cho đơn v. Trong bi cnh TP.HCM đang xây dng trưng hc hnh phúc, ngưi hiu trưng đóng vai trò then cht, đim ta đ trưng hc hnh phúc đi vào thc cht, không là khu hiu hô hào…

Cô Phạm Thúy Hà (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đặng Trần Côn, Q.4) cùng phụ huynh kiểm tra bữa ăn bán trú của học sinh

“Làn gió mi” ca ngôi trưng

“Không khí nhà trường, lớp học ngày nào cũng rộn ràng niềm vui. Các em học sinh được tham gia vào rất nhiều hoạt động ý nghĩa, giáo viên cũng được “kéo” vào cùng để thêm gắn bó, đoàn kết, thấu hiểu. Mỗi ngày học sinh và cả thầy cô đều háo hức đến trường”, đó là chia sẻ của cô Bùi Thị Hồng Diễm (giáo viên Trường Tiểu học Đặng Trần Côn, Q.4). Để có “làn gió mới” ấy không thể không nhắc đến vai trò của Hiệu trưởng nhà trường – cô Phạm Thúy Hà.

Nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đặng Trần Côn vào tháng 4-2024, bằng sự năng động, nhiệt huyết cùng tư tưởng đổi mới, cô Phạm Thúy Hà đã “thổi làn gió mới” vào công tác quản lý, dạy và học ở đơn vị. Với quan điểm trường học hạnh phúc cần được xây dựng trước tiên từ các mối quan hệ tốt đẹp, được vun bồi từ tình yêu thương, thấu hiểu và chia sẻ, ngay từ khi mới về trường, cô Hà đã triển khai nhiều hoạt động tập thể để nắm bắt tâm tư và kết nối đội ngũ, từng bước xây dựng không khí thoải mái, thấu hiểu. Trong thời gian hè, cô tổ chức tập huấn cho đội ngũ về trường học hạnh phúc để từng cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường hiểu rõ, nắm sâu từng tiêu chí sẽ cụ thể qua những hoạt động nào, qua đó đối chiếu với trường của mình, giúp mỗi giáo viên có định hướng xây dựng lớp học hạnh phúc, thay đổi phương pháp giảng dạy, cách tiếp cận học sinh. Song song đó, cô triển khai nhiều chương trình tập huấn về phương pháp giảng dạy, về sách giáo khoa, bài giảng số… để nâng chất giáo viên, giúp thầy cô tự tin áp dụng trong năm học mới tại lớp của mình. Cơ sở vật chất từng lớp học cũng được đánh giá lại để đảm bảo mỗi lớp học đều có các trang thiết bị máy lạnh, máy chiếu, tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên đổi mới.

Theo cô Hà, trường học hạnh phúc không phải là khẩu hiệu mà đơn giản là xuất phát bằng những việc làm thiết thực, đi từ bài giảng của thầy cô khi được tiếp cận học sinh bằng phương pháp khác; từ việc thầy cô lắng nghe và cùng tháo gỡ những vấn đề mà học sinh đang gặp phải; từ thái độ cởi mở, nhẹ nhàng của cán bộ quản lý khi trao đổi, trò chuyện với giáo viên; sự hỗ trợ, chia sẻ giữa đồng nghiệp với nhau. Đặc biệt, nhìn nhận trường học hạnh phúc không thể không có vai trò của phụ huynh, cô Hà đã mạnh dạn triển khai đa dạng các hoạt động giáo dục và mời phụ huynh cùng tham gia. Thông qua các tiết học mở, bữa ăn bán trú mở, các hoạt động trải nghiệm…, phụ huynh được cùng học, cùng chơi, cùng ăn với con tại trường để hiểu hơn về việc học của con, phương pháp giáo dục của giáo viên và nhà trường. Những băn khoăn, thắc mắc của phụ huynh được tháo gỡ từ những hoạt động cởi mở này, qua đó có sự đồng hành, phối hợp cùng hướng tới mục tiêu giáo dục trẻ.

“Khoác áo mi” cho trưng

Với cô Bùi Thị Hồng Diễm và nhiều giáo viên khác trong trường, thành tích không phải là điều gì nặng nề. Bởi, hiệu trưởng không áp đặt mà trao quyền để tự mỗi giáo viên đặt ra mục tiêu, cam kết phấn đấu. “Cây trái tim” với 30 trái tim “mục tiêu” của 30 giáo viên nhà trường được cô Phạm Thúy Hà thực hiện ngay đầu năm học mới, gắn trên đó những trái tim mục tiêu của mỗi giáo viên sẽ cố gắng phấn đấu đạt được trong năm học này. “Khi được hiệu trưởng thực sự trao quyền và tạo môi trường thuận lợi để phát huy quyền tự chủ đó, chúng tôi rất thoải mái khi đến trường, khi đứng lớp, mạnh dạn đổi mới trong mỗi giờ học để học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng nhất. Trước đây, tôi cũng e dè khi mời phụ huynh đến dự giờ thăm lớp, nhưng trong năm học này lại rất mong được phụ huynh đến cùng học với con, để chứng kiến những giờ học hạnh phúc của cô và trò”, cô Diễm vui vẻ nói. Ngoài trao quyền cho giáo viên, học sinh nhà trường cũng được trao quyền tự đề ra quy ước lớp học và thống nhất thực hiện. Các em sẽ tự thống nhất không vứt rác bừa bãi, không nói tục chửi thề, biết quan tâm, giúp đỡ bạn… Điểm nổi bật nhất về môi trường hạnh phúc trong năm học này là “chiếc áo mới” với Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được cải tạo từ khu đất trống của trường. Không gian là những bức tranh về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, từ Làng Sen đến Bến Nhà Rồng, trở về hang Pác Pó, và Quảng trường Ba Đình, kết lại ở Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những kệ sách nhỏ được đặt trải dài khắp không gian. “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trở thành điểm nhấn trong môi trường giáo dục và rèn luyện của thầy và trò nhà trường. Không gian mới, không gian mở đã kéo học sinh vào các giờ ra chơi, trước và sau giờ học…”, cô Hà nói.

Điểm tựa của cả thầy và trò

Theo cô Phạm Thúy Hà, để giáo viên sáng tạo và thực sự sáng tạo với công việc thì hiệu trưởng phải là người chia sẻ, thấu hiểu. Hiệu trưởng không thể “chỉ tay năm ngón” khi hô hào khẩu hiệu, áp đặt thành tích mà muốn giáo viên làm, hoàn thành thì hiệu trưởng phải xuống làm cùng với giáo viên. Khi giáo viên tham gia các hoạt động thì hiệu trưởng phải có mặt, cùng tham gia hỗ trợ để động viên kịp thời thầy cô. Được động viên, thầy cô sẽ thấy nhẹ nhàng, có điểm tựa. “70% đội ngũ của trường là giáo viên trẻ, năng động, tinh thần đoàn kết, do đó càng cần một người “thuyền trưởng” hậu thuẫn, trao quyền khích lệ để “tăng tốc” sức trẻ cho giáo viên, để thầy cô mạnh dạn hơn trong đổi mới, tin vào năng lực của mình”, cô Hà nhìn nhận.

Tuy nhiên, cô Hà thừa nhận, hành trình xây dựng trường học hạnh phúc của đơn vị cũng còn rào cản khi địa bàn trường còn nhiều phụ huynh khó khăn. Điều này cũng tác động đến giáo viên, trong nhiều tình huống trở thành lực cản để thầy cô muốn làm mà không dám làm. Vì thế đòi hỏi người hiệu trưởng phải mạnh dạn, cùng với giáo viên gỡ khó, một mặt vừa động viên đội ngũ, một mặt vừa tiếp cận, thẳng thắn trao đổi với phụ huynh. “Vừa họp phụ huynh thông báo đầu năm, ngay ngày hôm sau có phụ huynh mặc quần cộc vào trường kiếm hiệu trưởng liền. Phải nhẹ nhàng, kiên nhẫn ngồi xuống lắng nghe và giải thích với phụ huynh, phụ huynh càng nóng nảy bao nhiêu, mình càng phải nhẹ nhàng bấy nhiêu. Với sự thẳng thắn đối thoại, đa phần sau khi nghe hiệu trưởng giải thích, chia sẻ, phụ huynh đều cười xuề và ra về trong vui vẻ”, cô Hà kể.

Từ thực tế đơn vị, cô Hà đánh giá, người hiệu trưởng đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng trường học hạnh phúc. Chỉ khi người hiệu trưởng tạo được bầu không khí trường học thân thiện, vui vẻ, hòa đồng thì giáo viên mới vui vẻ đến trường và sáng tạo bằng trách nhiệm, bằng nỗ lực tự thân chứ không phải bằng nhiệm vụ hời hợt. Hiệu trưởng phải lắng nghe đội ngũ để điều chỉnh chính mình chứ không phải bắt đội ngũ phải điều chỉnh theo mình…

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)