Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tích hợp nội dung về phòng ngừa tội phạm vào chương trình giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

B GD-ĐT va phê duyt d án “Phòng nga ti phm và phòng, chng vi phm pháp lut cho hc sinh – sinh viên đến năm 2025, đnh hưng đến năm 2030”; trong đó, đ cp vic tích hp ni dung giáo dc phòng nga ti phm và phòng chng vi phm pháp lut vào chương trình, hot đng giáo dc trong nhà trưng.


S tích hp ni dung giáo dc phòng nga ti phm và phòng chng vi phm pháp lut vào chương trình, hot đng giáo dc trong trưng hc

Một giải pháp khác cũng được đưa ra là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý người học; sử dụng khai thác một số ứng dụng, mạng xã hội phù hợp vào công tác phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật cho người học.

Ti phm ngày càng phc tp, tinh vi, len li vào trưng hc

Theo Bộ GD-ĐT, vẫn còn tình trạng người học tham gia chơi “lô đề” hay sử dụng đồ uống có cồn quá mức gây mất trật tự xã hội. Tội phạm xâm hại trẻ em xảy ra với nhiều thủ đoạn tinh vi, sử dụng các trang mạng xã hội để lôi kéo dụ dỗ, mua chuộc, bắt cóc… Tội phạm và vi phạm trong lĩnh vực trên không gian mạng sử dụng công nghệ cao có diễn biến phức tạp, nổi lên là: Tình trạng lừa lấy thông tin thẻ tín dụng, giả danh các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông; kinh doanh đa cấp; mua bán tiền ảo; tạo ứng dụng cho vay và kinh doanh tiền trên thiết bị thông minh nhằm chiếm đoạt tài sản…

Bộ cho rằng, ngành giáo dục có gần 25 triệu người học, cán bộ, nhà giáo, nhân viên; chiếm khoảng 1/4 dân số cả nước. Đây là lực lượng quan trọng đối với tương lai của quốc gia, dân tộc. Nhận thức rõ nhiệm vụ, trách nhiệm trong công tác phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật cho người học, Bộ GD-ĐT cũng như toàn ngành giáo dục đã luôn chú trọng, quan tâm chỉ đạo quyết liệt với nhiều giải pháp cụ thể nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật cho người học. Tuy nhiên, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật hiện diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi, có chiều hướng đang tấn công, len lỏi vào các trường học. Do đó, công tác phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật cho người học cần được tập trung chỉ đạo quyết liệt.

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật cho người học, Bộ GD-ĐT phê duyệt dự án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh – sinh viên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Mục tiêu chung của dự án là nâng cao năng lực phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật của các trường, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Cung cấp kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật cũng như nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành pháp luật của các thành viên trong trường.

Dự án cũng đặt mục tiêu cụ thể là 100% nhà trường xây dựng, duy trì ít nhất một mô hình về phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật; tối thiểu 90% nhà trường đạt tiêu chuẩn “an toàn về an ninh, trật tự”. Bên cạnh đó, 100% nhà trường kiện toàn, thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả của ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm; xây dựng, thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật gắn với nhiệm vụ, hoạt động thường xuyên của trường trong từng năm học; thiết lập những kênh tiếp nhận phản ánh để hỗ trợ, kịp thời giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác này.

Tích hp ni dung v phòng nga ti phm vào chương trình giáo dc

Dự án đề ra 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, trong đó có việc tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật vào chương trình, hoạt động giáo dục trong nhà trường. Cụ thể, việc tích hợp, lồng ghép đó phải phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo. Xây dựng, triển khai chương trình, tài liệu giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật thông qua các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cho người học. Đồng thời, tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật vào chương trình đào tạo giáo viên.

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực của các thành viên trong trường về công tác phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật bằng cách xây dựng tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng hằng năm cho cán bộ quản lý, nhà giáo. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan, ban ngành của địa phương trong công tác quản lý, phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật. Trong đó, phối hợp với công an địa phương triển khai tổ chức các mô hình câu lạc bộ phòng ngừa tội phạm ở nhà trường. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường công tác kiểm tra giám sát.

Đặc biệt, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý người học; sử dụng khai thác một số ứng dụng, mạng xã hội phù hợp vào công tác phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật cho người học. Xây dựng, triển khai cơ sở dữ liệu quản lý thông tin người học phục vụ công tác thống kê, báo cáo về tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người học.

Vit Ngân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)