Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Tiếc thương danh cầm đại thụ của sân khấu cải lương – NSND Thanh Hải!

Tạp Chí Giáo Dục

Tiếc thương danh cầm đại thụ của sân khấu cải lương – NSND Thanh Hải! - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Tiếc thương danh cầm đại thụ của sân khấu cải lương – NSND Thanh Hải! Audio

Phép màu đã không xảy ra. Gii ngh thut ci lương đành phi chia tay vi ngưi nhc sĩ tài hoa – NSND Thanh Hi. Ông ra đi bi căn bnh ung thư phi, hưng th 69 tui!

Cố NSND Thanh Hải 

Mt mát ln ca nn ci lương Vit Nam!

Nhạc sĩ – NSND Thanh Hải – người con miền Bắc trót yêu thầm nét đẹp của dòng nhạc cải lương, đã biến tình yêu ấy thành hành động để trở thành thầy đờn “nức tiếng” được Nhà nước, đồng nghiệp, khán giả công nhận cho sự cống hiến không ngừng nghỉ của ông dành cho bộ môn nghệ thuật truyền thống.

Nhạc sĩ – NSND Thanh Hải ra đi. Làng nghệ thuật mất đi một tài năng. Khán giả vắng đi một ngón đàn cải lương tuyệt vời. Gia đình ông mất đi một người cha, người chú để yêu thương!

Ông rất hiền lành và tử tế, rất ít khi thấy ông giận ai. Lúc nào ông cũng nở nụ cười rất thánh thiện trên môi. Hồi đám tang NSƯT Vũ Linh, ông đến chia buồn và chia sẻ với tôi: “Đây là một mất mát lớn. Sân khấu cải lương sẽ không bao giờ có một Vũ Linh thứ 2”.

Và hôm nay ông ra đi cũng là một mất mát lớn cho nền nghệ thuật nước nhà. Hàng trăm vở cải lương từ sân khấu đến truyền hình đều có dấu ấn âm nhạc của ông. Những bản hòa tấu như Vọng Kim Lang, Phi Vân điệp khúc, Đoản khúc Lam Giang… đến nay vẫn được xem là chuẩn mực của nghệ thuật truyền thống cải lương! Cũng sẽ không có một nhạc sĩ tài hoa thứ 2 như Thanh Hải.

Khi làm giám khảo “Học viện cải lương”, ông cùng với NSND Bạch Tuyết, NS Thanh Hằng, danh ca Châu Thanh không hề dùng bất kỳ một chiêu trò nào trên “ghế nóng” nhưng vẫn đủ sức lôi kéo khán giả đến giây phút sau cùng. Thế mới thấy rằng, đẳng cấp luôn là mãi mãi…!

Các tài danh ngồi chăm chú theo dõi, thả cảm xúc, tình cảm của mình đi theo từng nhân vật của thí sinh, có gật gù, có trố mắt, có những nụ cười vang vọng và cả những giọt nước mắt của họ đã rơi… Để rồi, những nhận xét của họ dành cho thí sinh luôn đi kèm theo một sự phân tích xác đáng về giọng ca, về nét diễn, về nội dung các bài bản cải lương, về cách phát âm, nhả chữ, về đài từ, cần sửa chỗ nào và cần phát huy thế mạnh ra sao… Đặc biệt, với các thí sinh hát cải lương quá dở, quá “đâm hơi”, các giám khảo không hề chặt đứt ước mơ của các em mà hướng các em đi theo một sở trường khác để tiếp tục với đam mê.

Theo tôi, đây là một hành trang cực kỳ quý giá để các thí sinh bước ra khỏi cuộc thi và làm nghề sau này, dù là đoạt giải cao hay thấp…

Cố NSND Thanh Hải (bìa trái) cùng NSND Bạch Tuyết, NS Thanh Hằng, danh ca Châu Thanh làm giám khảo “Học viện cải lương”

Với ngón đàn điêu luyện của mình, NSND Thanh Hải được nhận định là học trò số 1 của danh cầm bậc thầy NSND Viễn Châu. Nhờ những biệt tài của mình, ông cũng được NSND Bạch Tuyết xem như là một người bạn tri âm tri kỷ, đồng hành cùng bà trong nhiều giai đoạn nghệ thuật.

Nói về người bạn đồng hành tri kỷ trong nghệ thuật hơn 40 năm qua, NSND Bạch Tuyết cho biết, Thanh Hải là một trong 3 nhạc sĩ được bà kính trọng và yêu mến bên cạnh Nguyên Lê và Quốc Trung: “Trong cải lương, đây là người duy nhất tôi luôn sẵn sàng phụ diễn, để thấy được những sáng tác âm nhạc tuyệt vời của nhạc sĩ Thanh Hải gửi đến khán giả”.

Mt đi gn vi ngh thut dân tc

Cả cuộc đời miệt mài học hỏi, gìn giữ và sáng tạo, NSND Thanh Hải đã để lại một di sản nghệ thuật quý báu, góp phần làm rạng danh nền âm nhạc dân tộc, đặc biệt là dòng đờn ca tài tử và cải lương Nam bộ.

NSND Thanh Hải sinh ra ở Hải Phòng trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật với cha là nhạc công, mẹ là nghệ sĩ cải lương. Vì thế, 6 tuổi, ông đã bắt đầu học đàn, được thọ giáo nhiều thầy giỏi và sớm trở thành “bậc thầy” thuần thục nhiều nhạc cụ: guitar phím lõm, đàn tranh, đàn bầu, đàn kìm… Năm 1976, chàng trai gốc Bắc bắt đầu hành trình Nam tiến, tìm gặp nhạc sĩ Văn Vĩ, Văn Giỏi để thọ giáo. Sau đó, ông tiếp tục học theo các danh cầm như: Năm Cơ (đàn sến), Hai Thơm (đàn violin), NSND Viễn Châu (đàn tranh)… Đến năm 1978, Thanh Hải chính thức bước vào sân khấu cải lương chuyên nghiệp. Từ 1980 đến 1989, ông cùng nghệ sĩ Văn Giỏi phụ trách các chương trình cải lương của Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM và để lại ấn tượng đẹp trong lòng công chúng gần xa. Tiêu biểu là giai điệu Vọng Kim Lang do hai người cải biên, nhiều đài phát thanh đã chọn lớp đầu của giai điệu này để làm nhạc hiệu của các chương trình cải lương, đem tên tuổi của cả hai trở thành “cặp đôi sóng thần” lúc bấy giờ.

Không ch sáng tác và biu din, NSND Thanh Hi còn là mt nhà giáo tn ty. Ti “Hc vin ci lương”, ông truyn dy cho các din viên tr nhng k năng ca bài bn Nam, Bc, Oán – nhng điu thc mà không phi ai cũng đ trình đ và kiên nhn truyn đt. Vi hc trò, ông là ngưi gi “chìa khóa” dn li vào thế gii thâm sâu ca âm nhc dân tc. Khi còn công tác ti Đoàn Văn công TP, Đoàn 284 và Nhà hát ci lương Trn Hu Trang, ông đã đào to thành danh nhiu thế h ngh sĩ ci lương, gn bó vi sàn din cho đến nay.

Không chỉ “gây thương nhớ” trong lòng bất kỳ ai yêu cải lương qua tiếng đàn ở các bài hòa tấu, NSND Thanh Hải còn tạo dấu ấn ở vai trò nhạc sĩ, gắn bó với những vở cải lương kinh điển như Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu, Những vì sao không tên, Chuyện tình Lan và Điệp…

Với sân khấu cải lương, ông vẫn luôn trăn trở. Theo NSND Thanh Hải, âm nhạc là yếu tố cực kỳ quan trọng của sân khấu cải lương. Người xưa đã để lại cho sân khấu cải lương một kho tàng âm nhạc rất có giá trị, có tính dung nạp và có chất riêng. Đó là sự sáng tạo rất quý báu của người xưa, chúng ta và thế hệ mai sau cần có trách nhiệm kế thừa, gìn giữ, bảo vệ và góp phần phát huy hơn nữa để cùng tô điểm cho âm nhạc cải lương phát triển tốt hơn.

Khán giả sẽ nhớ mãi ngón đàn tuyệt vời trong các tác phẩm cải lương mà ông đã để lại cho nền cải lương Việt Nam.

Vĩnh biệt ông, một nhạc sĩ tài hoa!

Song Minh

Bình luận (0)