Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi: Nhiều phụ huynh không mặn mà

Tạp Chí Giáo Dục

Khác vi s hào hng ca đông đo ph huynh khi ngành y tế t chc tiêm vc-xin phòng Covid-19 cho tr t 12-17 tui, kế hoch tiêm vc-xin phòng Covid-19 cho tr t 5-11 tui không nhn đưc nhiu s ng h. Khá nhiu ph huynh cho biết, s không đăng ký cho con tiêm loi vc-xin này…


Nhiu ph huynh không mn mà vi vic tiêm vc-xin phòng Covid-19 cho con trong đ tui 5-11 (Trong nh: Hc sinh tiu hc TP.HCM tr li trưng hc trc tiếp)

1.001 lý do đ không tiêm

Bà Lê Thị Thanh Huyền (Q.1, TP.HCM) có 6 đứa cháu cả nội và ngoại, tất cả đều dưới 18 tuổi. “Cuối năm 2021, hai đứa lớn (16 tuổi và 13 tuổi) đều đã tiêm vắc-xin. Lúc đó tình hình dịch bệnh ở TP vẫn còn phức tạp, vả lại hai đứa cũng đã dậy thì nên gia đình chúng tôi không suy nghĩ nhiều mà đăng ký tiêm luôn. Còn bây giờ, 4 đứa cháu (2 bé 10 tuổi, 1 bé 7 tuổi và 1 bé 5 tuổi) đang còn nhỏ, chưa dậy thì nên gia đình tôi quyết định là không cho cháu nào tiêm. Ngoài việc TP.HCM đã là vùng xanh hơn một tháng nay, chúng tôi cũng lo ngại về những biến chứng sau này của vắc-xin. Mặc dù nhiều chuyên gia y tế khẳng định là thuốc tốt, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng dù gì thì vắc-xin này cũng là vắc-xin mới, quá trình thử nghiệm còn ít nên gia đình tôi thật sự không an tâm khi cho các cháu tiêm”…

Anh Nguyễn Đức Thuận (huyện Nhà Bè, TP.HCM) cũng quyết định không cho hai đứa con (lớn 9 tuổi, nhỏ 6 tuổi) tiêm vắc-xin phòng Covid-19, vì: “Sức đề kháng của trẻ em rất tốt. Các bé cũng chưa phải nạp vào người nhiều thực phẩm độc hại như người lớn. Không những vậy, trước đó không lâu các bé cũng đã tiêm rất nhiều loại vắc-xin nên khả năng chống lại dịch bệnh tốt hơn người lớn. Nếu trẻ chẳng may mắc Covid-19 thì bệnh cũng nhẹ. Bên cạnh đó, người lớn bây giờ đều đã tiêm 3 mũi, TP là vùng xanh nên vợ chồng tôi nghĩ việc tiêm cho các con là không cần thiết”, anh Thuận nói.

Chị Lương Thu Hương (TP.Thủ Đức, TP.HCM) cũng nói không với việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho 2 đứa con (lớn 7 tuổi, nhỏ 5 tuổi). Trước đó, tháng 12-2021, cả gia đình chị (2 vợ chồng và 2 đứa con) đều nhiễm Covid-19. “Trong khi tôi và ông xã đều đã tiêm 2 mũi thì bệnh lại nặng hơn 2 đứa con chưa tiêm mũi nào. Bọn trẻ chỉ sốt nhẹ và ho 2 ngày là hết triệu chứng, đến ngày thứ 3 thì âm tính. Từ thực tế này, tôi quyết định không cho các con tiêm. Sớm muộn gì dịch bệnh cũng kết thúc, trong khi hậu tiêm vắc-xin phòng Covid-19 thì vẫn chưa có kiểm chứng…”, chị Hương cho biết.

Qua tìm hiểu của chúng tôi thì có khá nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi 5-11 không mặn mà với việc tiêm vắc-xin cho con. Lý do thì có cả trăm ngàn nhưng tựu chung lại là tình hình dịch bệnh về cơ bản đã không còn quá khủng khiếp như trước đây. Số ca mắc tuy có cao nhưng hầu hết là nhẹ, số trường hợp trở nặng và tử vong rất ít. Bên cạnh đó, trẻ em ngoài ở nhà thì chỉ tới trường nên cũng hạn chế được nguy cơ lây nhiễm. Và quan trọng hơn là phụ huynh lo lắng vì vắc-xin phòng Covid-19 còn quá mới nên không biết có để lại di chứng gì cho trẻ không, dù gì trẻ cũng còn quá nhỏ, tương lai còn dài…

Đng ch quan khi tr có bnh lý nn

Kể từ đầu dịch Covid-19 đến nay, Việt Nam ghi nhận hơn 2,5 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2 và hơn 39 ngàn ca tử vong (chiến tỷ lệ 1,5% so với tổng số ca nhiễm). So với tỷ lệ tử vong chung của bệnh nhân Covid-19, tỷ lệ trẻ em mắc Covid-19 tử vong hoặc có biến chứng nặng thấp hơn nhiều lần. Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ tử vong ở nhóm tuổi dưới 18 là 0,42% trong tổng số ca tử vong; trong đó tỷ lệ tử vong ở nhóm trẻ từ 0-2 tuổi là 0,18%, từ 3-12 tuổi là 0,1%, từ 13-17 tuổi là 0,11%.   

Theo các chuyên gia y tế, trẻ nhiễm Covid-19 hầu hết là nhẹ, những trường hợp diễn biến nặng chủ yếu là trẻ mắc bệnh lý nền nặng như thận mạn tính, ung thư, béo phì… GS.TS Phan Trọng Lân – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế – cho biết, trẻ 5-11 tuổi nhiễm Covid-19 ít có triệu chứng và triệu chứng nhẹ hơn so với bệnh nhân là người trưởng thành. Tuy nhiên, khi mắc Covid-19, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể gặp các biểu hiện hậu Covid-19. Đây là các di chứng cấp tính sau mắc Covid-19. Ở trẻ em có thể là chứng viêm đa hệ (viêm da, viêm khớp), giảm mức độ tập trung… Hơn nữa, người đã mắc Covid-19, dù ở lứa tuổi nào, cũng có các biểu hiện từ không triệu chứng, có triệu chứng đến bệnh nặng phải nhập viện, thậm chí tử vong. Thực tế là thế giới đã ghi nhận những trường hợp viêm đa hệ ở trẻ em, viêm các cơ quan khác, là biểu hiện nghiêm trọng của bệnh Covid-19.

“Việc tiêm chủng có ý nghĩa rất lớn, giúp hạn chế lây nhiễm cho trẻ và những người trong gia đình, nhất là người có nguy cơ cao diễn tiến nặng, chống chỉ định tiêm chủng và trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng. Hiện nay, qua theo dõi biến chủng Omicron, việc lây nhiễm xảy ra nhiều hơn ở trẻ em, đặc biệt là với nhóm chưa tiêm chủng. Mặt khác, khi được tiêm chủng, trẻ sẽ tự tin hơn khi tham gia các hoạt động”, GS Lân nhấn mạnh.

Tại TP.HCM, ông Nguyễn Hồng Tâm – Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP (HCDC) – thông tin, ngành y tế TP đã tham mưu UBND TP về kế hoạch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi. TP dự kiến sẽ tiêm cho 970.000 trẻ từ 5-11 tuổi đang sinh sống trên địa bàn, bao gồm 950.000 trẻ đi học và 20.000 trẻ không đi học. Khi Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể về tiêm vắc-xin, TP sẽ triển khai ngay.

“Cũng như đợt tiêm vắc-xin cho trẻ từ 12-17 tuổi, việc tiêm chủng cho trẻ em từ 5-11 tuổi phải có sự đồng ý của phụ huynh, trên tinh thần tự nguyện. Trường hợp nếu không được phụ huynh đồng ý tiêm vắc-xin, trẻ vẫn được đảm bảo đi học bình thường. Tuy nhiên, ngành y tế, ngành giáo dục sẽ cố gắng thuyết phục phụ huynh đồng thuận để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho trẻ”, ông Tâm nói.

Xung quanh kế hoạch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi, mới đây, Chính phủ đã có nghị quyết mua 21,9 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 tiêm cho khoảng 10 triệu trẻ. Bộ Y tế cũng đang hoàn thiện các thủ tục mua sắm, ký hợp đồng với Pfizer.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, để triển khai tiêm vắc-xin cho trẻ 5-11 tuổi, Bộ Y tế đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Theo đó, bộ đã trao đổi chặt chẽ, thường xuyên tham khảo ý kiến của Tổ chức Y tế thế giới và các nhà khoa học; học hỏi kinh nghiệm triển khai của các nước về việc tiêm chủng cho nhóm đối tượng này. Khi có vắc-xin, ngành y tế sẽ triển khai tiêm từng bước thận trọng, chắc chắn, bảo đảm vấn đề an toàn tiêm chủng được đặt lên hàng đầu.

Cũng theo ông Long, ở nước ta, việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cũng thực hiện như các vắc-xin trước đây. Tức là triển khai theo hình thức tự nguyện, vắc-xin được cung cấp miễn phí và không bắt buộc. Tuy nhiên ngành y tế khuyến khích người dân tiêm chủng đầy đủ…

Hòa Triu

Bình luận (0)