Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Tiễn biệt “Đệ nhất kép đẹp” Thành Được

Tạp Chí Giáo Dục

“Đ nht kép đp” Thành Đưc va qua đi ti M, th 90 tui. Du biết rng sinh lão bnh t nhưng s ra đi đt ngt ca ông khiến các đng nghip cũng như tt c nhng ai yêu ngh thut ci lương đu không khi bàng hoàng.


NS Thành Đưc thi tr

Anh kép đp ca hay, din gii

Trong số những anh kép nổi danh trước năm 1975, NS Thành Được là người duy nhất được mệnh danh “Đệ nhất kép đẹp”. Không chỉ đẹp trai, hào hoa, ông còn có chất giọng rất ngọt, tiếng nói sân khấu sang sảng, không lẫn với bất kỳ ai.

Thành Được tên thật là Châu Văn Được, sinh năm 1933 tại Sóc Trăng trong một gia đình làm nông. Ông bước lên sân khấu lần đầu tiên vào năm 1954 – Đoàn cải lương Thanh Cần của người chú ruột. Nghệ danh Thành Được là lấy từ chữ Thành (danh ca Thành Công mà ông rất hâm mộ) ghép với cái tên Được của mình. Nổi danh năm 1956 với vai Tô Đình Sơn trong vở Khi hoa anh đào nở của soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng trên Sân khấu đoàn cải lương Thúy Nga. Năm 1962, Thành Được về đoàn Kim Chưởng, sau đó thành lập đoàn Thành Được – Út Bạch Lan tung hoành khắp mọi miền đất nước. Năm 1965, ông cộng tác đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, “đôi uyên ương” Thành Được – Thanh Nga đã “lấy” không biết bao nhiêu nước mắt của khán giả qua các vở Sân khấu về khuya, Đời cô Lựu, Nửa đời hương phấn, Con gái chị Hằng, Thuyền ra cửa biển, Đoạn tuyệt, Lan và Điệp…


NS Thành Đưc và Thanh Nga trên Sân khu Thanh Minh – Thanh Nga năm 1965

Tuy nhiên, vai diễn đột phá của ông, trái ngược hẳn với một kép đẹp mà theo đánh giá của giới chuyên môn là đến bây giờ vẫn chưa có đối thủ chính là vai tướng cướp Thy Đằng trong vở Tiếng hạc trong trăng của soạn giả Yên Ba – Loan Thảo. Chính vai diễn này đã giúp Thành Được nhận huy chương vàng xuất sắc giải Thanh Tâm năm 1967.  Đây cũng là vai diễn duy nhất anh đóng vai cha của Thanh Nga, còn lại tất cả họ đều là đôi tình nhân trên sân khấu. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông tiếp tục cộng tác cho các đoàn Sài Gòn 1, Phước Chung, Tân Liên Hoa cũng như thu hàng loạt các chương trình băng đĩa cải lương và truyền hình. Năm 1984, Thành Được sang Đức định cư, đến năm 1995 thì sang Mỹ mở nhà hàng ăn uống Thành Được tại thành phố Milpitas, Bắc California. Ông cho biết: “Có rất nhiều khán giả đến nhà hàng tôi không phải vì thức ăn mà vì Thành Được. Họ hiếu kỳ muốn biết tôi nấu ăn ra sao bởi tôi là đầu bếp chính. Tôi rất vui vì có nhiều khán giả là khách trung thành của nhà hàng suốt hơn 20 năm qua. Nhà hàng Thành Được cũng là nơi đã tiếp đón gần như tất cả nghệ sĩ trong cũng như ngoài nước. Ngoài việc kinh doanh, ông vẫn thường xuyên tham gia các chương trình nghệ thuật từ thiện cùng với nhiều tài danh khác. Từ năm 2007, Thành Được đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cấp phép biểu diễn tại Việt Nam.

Hay tin đàn anh qua đời, NSND Lệ Thủy bật khóc. Những lần sang Mỹ lưu diễn, bà thường đến nhà thăm ông. Lệ Thủy quen Thành Được giai đoạn mới vào nghề, từng cùng ông thu âm nhiều đĩa. Với bà, giọng hát của nghệ sĩ luôn sang trọng, đĩnh đạc, là chuẩn mực cho nhiều diễn viên trẻ. Mỗi khi đóng tuồng xã hội, ông thường mặc sơ mi trắng, toát lên nét hào hoa của chàng kép đẹp hạng nhất.

NSND Bạch Tuyết chia sẻ lần gặp cuối cùng giữa bà và nghệ sĩ Thành Được là vào khoảng năm 2007, khi nữ nghệ sĩ sang nước ngoài biểu diễn. Lúc đó NSND Bạch Tuyết cùng đồng nghiệp thể hiện trích đoạn trong tác phẩm Đời cô Lựu – vở diễn ăn khách làm nên tên tuổi của cả hai.

“Huyn thoi” nhng mi tình ca Thành Đưc

Cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Thành Được gắn liền tên tuổi với hai nữ tài danh Út Bạch Lan và Thanh Nga với rất nhiều vai diễn không bao giờ phai mờ trong lòng khán giả hâm mộ cải lương.

Năm 1961, Thành Được kết hôn với NS Út Bạch Lan. Hai người cũng trở thành cặp diễn nổi tiếng trên Sân khấu Kim Chưởng. Hôn lễ của họ được NSND Phùng Há làm chủ hôn bên đàn trai, bà bầu Kim Chưởng là chủ hôn đàn gái. Đây là lần đầu tiên trong giới nghệ sĩ cải lương có một cuộc hôn nhân có hôn thú đàng hoàng. Đến năm 1964, cuộc hôn nhân của họ tan vỡ. Thành Được và Út Bạch Lan thuộc lớp những nghệ sĩ thành danh khi sân khấu cải lương bước vào giai đoạn phát triển thực sự chuyên nghiệp và hưng thịnh. Trong những ngôi sao đầu tiên, họ là hai vì sao nổi bật có sức hút nổi trội và khác biệt. Mối tình của Thành Được và Út Bạch Lan cũng trở thành “huyền thoại” trong lòng khán giả…


NS Thành Đưc và NS Thanh Kim Hu hi ng ti M năm 2003

Năm 2003, cố NS Thanh Kim Huệ trong một chuyến du lịch sang Mỹ gặp Thành Được mới hỏi ông rằng: “Nay đã qua ngưỡng thất thập cổ lai hy rồi, ngẫm lại trên đường tình anh thấy thương ai nhất?”. Thành Được đáp: “Đến bây giờ, tôi vẫn thương Thanh Nga nhất, cô ấy là một nghệ sĩ có tâm tính hiền lành, trong sáng”. Chia tay với nghệ sĩ Út Bạch Lan, Thành Được về đoàn Thanh Minh – Thanh Nga và chỉ trong một thời gian ngắn, ông và Thanh Nga đã nảy sinh tình cảm với nhau. Sự xuất hiện của đôi đào kép tài sắc vẹn toàn này trong các vở Tiếng hạc trong trăng, Tấm Cám, Nửa đời hương phấn, Con gái chị Hằng… gần như một ma lực cuốn hút khán giả. Trước đây chưa gặp Thanh Nga, Thành Được đã ngưỡng mộ tài năng và sắc đẹp của cô. Giờ diễn chung trên sân khấu, Thanh Nga như hớp hồn ông bởi sự trong sáng, ngây thơ, tính tình dễ thương và nhất là cách sống hết mình với những vai diễn. Cả hai yêu nhau rất chân thành, được gia đình bà Bầu Thơ chấp nhận. Thời điểm đó, Thanh Nga là một “lá ngọc cành vàng”, không hề làm bất cứ việc gì ngoài ca hát. Vậy mà cô đã xuống bếp nấu một số món ăn cho Thành Được thưởng thức. Suốt 3 năm dài yêu nhau và diễn chung trên một sân khấu (1965-1968), cả hai đang chuẩn bị tổ chức hôn lễ thì đùng một cái xảy ra chuyện hiểu lầm lớn lao trong chuyện tình cảm, thêm có sự tác động của nhiều người nên đám cưới đó đã không diễn ra như dự tính…

Mặc dù NS Thành Được không được học cao, nhưng ông nổi tiếng là người hiểu rộng, thông tuệ nhiều thứ, đặc biệt ông không bao giờ hát nhép dù sức khỏe có yếu như thế nào bởi theo ông, hát nhép là đánh lừa khán giả, tổ nghiệp…

NS Thành Được đã ra đi, nhưng tôi luôn tin rằng, cho dù có đi qua bao nhiêu năm nữa, khán giả sẽ nhớ về ông với những tình cảm trân trọng nhất. Khán giả luôn cảm nhận được giọng ca, nét diễn tuyệt vời trong các vở tuồng mà ông đã để lại cho nền nghệ thuật cải lương Việt Nam.

Vĩnh biệt ông, người nghệ sĩ tài hoa…!

Anh Khôi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)