Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Tiễn biệt “Vua kép lão” – NSND Diệp Lang!

Tạp Chí Giáo Dục

Sáng 12-3-2023, tin NSND Dip Lang qua đi ti M, hưng th 83 tui nhanh chóng đưc lan truyn. Du biết rng sinh lão bnh t nhưng s ra đi đt ngt ca ông khiến tôi và tt c nhng ai yêu ngh thut ci lương đu không khi bàng hoàng.


C NSND Dip Lang

“Vua kép lão” và nhng vai din đ đi

Hơn 50 năm hoạt động nghệ thuật, chưa một lần nghệ sĩ Diệp Lang được chọn đóng vai kép đẹp. Năm 1962, lần đầu tiên gia nhập vào Sân khấu đại ban Kim Chưởng, Diệp Lang (lúc ấy 21 tuổi) đã được soạn giả Thu An chọn vào vai người cha 70 tuổi trong vở “Người anh khác mẹ”. Không ngờ vai diễn này đã giúp cho Diệp Lang đoạt giải thưởng Thanh Tâm năm 1963, đồng thời mang lại cho ông thêm bằng danh dự của giải thưởng này một năm sau đó.

NSND Diệp Lang tên thật Dương Công Thuấn, sinh 4-3-1941 tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Cha ông ngày trước là thầy đàn kìm Ba Diệp rất nổi tiếng. Tuy nhiên, cha của Diệp Lang không muốn ông nối nghiệp đàn nên đã tìm thầy dạy hát cho ông để sau này được đứng trên sân khấu biểu diễn. Không phụ lòng cha, Diệp Lang chuyên tâm học hành, không theo chúng bạn chơi bời lêu lổng. Bắt đầu từ những gánh hát lênh đênh trên sông nước với các vai quân sĩ, cận vệ, lính chạy cờ không nói được tiếng nào, cho đến những vai chỉ nói một câu… rồi chết. Cuộc đời nghệ thuật của Diệp Lang bắt đầu sang trang mới sau khi cha ông mất được một năm. Người bạn thân của cha Diệp Lang là soạn giả kiêm ông bầu Nguyễn Huỳnh đã đưa ông về đoàn Hoài Dung – Hoài Mỹ, và cũng chính soạn giả Nguyễn Huỳnh đã đổi tên thật của ông là Dương Công Thuấn thành Diệp Lang (tức con trai Ba Diệp). Và ông đã giữ nghệ danh này cho đến ngày hôm nay. Tài năng ca diễn của nghệ sĩ Diệp Lang không chỉ vang danh trong nước mà cả nước ngoài. Giữa thập niên 80, Diệp Lang là một trong số ít nghệ sĩ được vinh dự sang châu Âu biểu diễn, vai hội đồng Thăng trong vở “Đời cô Lựu” do ông thủ vai khiến các kiều bào rất ngưỡng mộ.


C NSND Dip Lang và bà xã Thu Phong

NSND Diệp Lang đã sống trọn một kiếp người không hối tiếc. Khán giả sẽ luôn nhớ về ông với những vai diễn tuyệt vời: Ông Hai Nguyện (Ánh lửa rừng khuya), hội đồng Dư (Tiếng hò sông Hậu), hội đồng Thăng (Đời cô Lựu), ông Hương Cả (Tô Ánh Nguyệt), ông Tư trời biển (Lời ru của biển), Lỗ Quý (Lôi Vũ), ông Bá Kiến (Chí Phèo – Thị Nở), ông Tư đàn cò (Cung đàn thương nhớ), thi hào Nguyễn Du (Kim Vân Kiều)…

Trong vai trò kép lão, Diệp Lang đã bao phen “lấy” hết nước mắt của khán giả nhưng cũng không biết bao lần ông khiến khán giả “ghét cay ghét đắng”. Như hồi vở “Tiếng hò sông Hậu” được quay truyền hình, phát sóng. Có lần ông theo đoàn Sài Gòn 2 về diễn tại An Giang, buổi trưa khi vào chợ mua đồ chay về ăn, một số chị tiểu thương nhận ra bảo: “Ông hội đồng Dư ác quá mà cũng biết ăn chay nữa hả?!?” khiến ông… chỉ biết cười trừ. Dù “bị ghét” nhưng ông rất vui vì biết mình đã thể hiện thành công nhân vật.


C NSND Dip Lang cùng ca sĩ Phương Thanh, c NS Út Bch Lan, c NS Vũ Linh, NS Tú Sương và c ca sĩ Minh Thun

Lúc sinh thời, NSND Diệp Lang thường nói: “Tôi làm nhiều, nhưng chỉ đủ sống. Tôi không giàu lên khi đã chấp nhận sống chết với nghệ thuật chân chính. Tuy nhiên, trong cuộc sống gia đình, tôi là người may mắn, bà xã tôi mấy chục năm qua đã cùng tôi “đồng cam cộng khổ”, là điểm tựa vững chắc để tôi chuyên tâm làm nghệ thuật. Các con tôi cũng ngoan ngoãn, hiếu thảo. Tôi nghĩ như thế là đã quá đủ…”. Người mà ông nhắc đến chính là bà Thu Phong, từng là hoa khôi của Trường Gia Long, con của nghệ sĩ nổi tiếng Tô Huệ. Sau khi chia tay với người vợ đầu tiên là nghệ sĩ tài danh Phượng Liên, Diệp Lang về ở chung với soạn giả Hà Triều một thời gian rồi ra tá túc tại rạp Hưng Đạo, rất thiếu thốn. Một hôm, đang tập tuồng cho đoàn Sài Gòn 2, ông gặp bà. Tính Diệp Lang hơi khép kín, ưu tư, nhưng gặp Thu Phong bỗng cởi mở hẳn ra. Thế là yêu nhau, cưới nhau và giữ gìn hạnh phúc cho đến tận ngày hôm nay.

Nim tiếc thương ca đng nghip

“Những năm cuối đời, sức khỏe của NSND Diệp Lang không tốt, lúc nhớ, lúc quên. Chú bị bệnh tim, vôi hóa mạch máu, phải uống thuốc hàng ngày, chứng Parkinson khiến tay, chân run rẩy. Dù đi lại khó khăn, chú vẫn muốn tự làm mọi việc, không muốn phiền hà người thân. Thi thoảng, hai vợ chồng chú đến thăm những đồng nghiệp cũ ở bang California, ôn kỷ niệm nghề ca cải lương…” – NS Thoại Mỹ cho biết.

NSND Lệ Thủy cũng có quãng thời gian gắn bó với NSND Diệp Lang khi còn ở đoàn cải lương 284: “Những vai diễn để đời của Lệ Thủy ở đoàn 284 từ Kim Anh (Đời cô Lựu), Xuân Tự (Áo cưới trước cổng chùa), Lỗ Trí Phượng (Lôi Vũ), Trà Hoa Nữ… đều có sự chỉ dẫn và đạo diễn tài tình của anh hai Diệp Lang, mới hình thành nên những nhân vật mẫu mực được khán giả yêu thương đến tận hôm nay. Lệ Thủy luôn biết ơn anh và không bao giờ quên khoảng thời gian tươi đẹp đó”.


C NSND Dip Lang và NSND Bch Tuyết trong “Đi cô Lu”

Nghệ sĩ Chí Tâm nhận định NSND Diệp Lang là một cây đại thụ, một bậc thầy đáng kính của sân khấu cải lương: “Khán giả ghét chú vì nhân vật trong tuồng, nhưng khi màn nhung khép lại, ai ai cũng chắt lưỡi vỗ tay kính phục, tôn vinh tán thưởng tài diễn xuất của chú. Chú Diệp Lang ơi, tuy con không được đứng chung sân khấu với chú, nhưng con luôn kính trọng chú là bậc thầy, là ánh đuốc sáng soi lan tỏa lửa nghệ thuật cải lương. Chú là cội rễ bách tùng, cây cao bóng cả che chở cho hàng hậu sinh nương tựa, là ông lão đưa đò, là cánh lá nền nã tô điểm cho những bông hoa tỏa sáng như: Tấn An, Bảo Trang, Lương Tuấn, Châu Thanh, Tuấn Thanh, Hữu Quốc… Làm sao để nghệ thuật cải lương cũng được người trẻ yêu quý, giữ gìn thì mới mong nghệ thuật này tồn tại được, đó là sự đau đáu của chú…”.

NSND Diệp Lang đã ra đi, nhưng tôi luôn tin rằng, cho dù có đi qua bao nhiêu năm nữa, khán giả sẽ nhớ về ông với những tình cảm trân trọng nhất. Khán giả luôn cảm nhận được giọng ca, nét diễn tuyệt vời trong các vở tuồng mà ông đã để lại cho nền nghệ thuật cải lương Việt Nam.

Vĩnh biệt ông, người nghệ sĩ tài hoa…!!!

Anh Khôi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)