Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tiền phụ trội cho giáo viên mầm non: Bị bỏ quên suốt 21 năm!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Mỗi ngày giáo viên mầm non làm việc ít nhất là 10 tiếng, vậy tính phụ trội như thế nào?Trong buổi triển khai nhiệm vụ năm học 2008-2009, Giám đốc Sở GD-ĐT Huỳnh Công Minh nhấn mạnh: “Giáo viên mầm non(GVMN) đi sớm về trễ, những GV chưa có gia đình thì không có thời gian tìm hiểu bạn trai, những cô có gia đình thì không có thời gian chăm sóc chồng con. Cần phải có chế độ chính sách cho GVMN, năm nay sẽ tính phụ trội cho các cô…”. Nhưng tính như thế nào?

Lương èo uột, GV kéo nhau bỏ việc

m học 2008-2009, toàn thành phố thiếu khoảng 300 GVMN, trong đó tập trung chủ yếu ở các quận trung tâm như Q.1, Q.3… Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó phòng GD-ĐT Q.3 cho biết: “Năm nay toàn quận thiếu 20 GV, trong đó có bậc MN thiếu tới 15 GV. Nếu ở tiểu học hay THCS thì GV còn thể dạy choàng nhưng ở MN thì không thể. Mỗi ngày các cô làm việc tới 10 giờ thì làm gì còn thời gian và sức lực để dạy choàng”.

m học này, Trường MN 20-10, Q.1 thiếu tới 8 GV và tính đến thời điểm này vẫn còn thiếu 3 cô. “Thiếu GV, nhà trường phải “đôn” cấp dưỡng lên thế. Nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, về lâu về dài thì không ổn. Nhà trường thường xuyên liên lạc với Phòng GD-ĐT đề nghị phân công GV mới về nhưng phòng cũng “bó tay” và cho trường cái quyền tự tìm GV…”.

Nói về nguyên nhân thiếu GV trầm trọng, cả bà Lan và bà Nguyệt đều khẳng định là do áp lực của công việc quá cao trong khi thu nhập thì không tương xứng.

m học 2007-2008, Trường MN 20-10, Q.1 có 5 GV bỏ việc. Trong số đó có 1 GV chuyển sang bán vé máy bay với mức lương gần 4 triệu đồng/tháng, còn 1 cô trong lúc chờ thủ tục đi du học thì làm nhân viên cho một công ty TNHH với lương hơn 3 triệu đồng/tháng. “Tôi gắn bó với giáo dục MN hơn 30 năm nhưng lương cũng chỉ hơn 3 triệu đồng/tháng. Còn GV mới khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Nếu so sánh mức lương làm GVMN với mức lương làm những việc khác thì chuyện bỏ việc là đương nhiên”, bà Lan nhấn mạnh.

Không chỉ những GV đi làm một, hai năm rồi bỏ việc mà ngay cả những giáo sinh mới đi thực tập ở các trường MN vài tháng cũng quyết định “bye bye” nghề này.

Để nâng thu nhập cho GV và cũng là cách “giữ chân” các cô, Ban giám hiệu Trường MN 12, Q.Bình Tân đã quyết định giữ trẻ ngoài giờ. Từ 5 – 7 giờ chiều các ngày từ thứ hai đến thứ sáu và cả ngày thứ bảy. “Mỗi ngày các cô làm việc từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều nhưng lương chỉ khoảng 1,3 – 1,5 triệu đồng/tháng. Nếu nhà trường không tạo thêm nguồn thu nhập cho GV thì các cô sẽ bỏ đi hết. Tuy nhiên nếu chỉ nhà trường lo thì không đủ mà cũng rất bấp bênh vì số trẻ học ngoài giờ không phải lúc nào cũng có…”, bà Ngô Ánh Thơm – Hiệu trưởng nhà trường cho biết.

Giáo viên mầm non, công việc nặng nhọc, nhiều trách nhiệm nhưng lương ít. Làm thêm giờ, sao không được tính lương?

Để giải quyết những khó khăn cho các trường MN, theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh – Trưởng phòng GDMN Sở GD-ĐT TP.HCM là phải nâng thu nhập cho GVMN bằng cách tính phụ trội 2 giờ/ngày. “Mỗi ngày các cô làm việc ít nhất là 10 tiếng, thậm chí là 11, 12 tiếng nên tính 2 giờ/ngày là đương nhiên”, bà Thanh nhấn mạnh.

Sở GD-ĐT cũng đã có văn bản đề nghị UBND TP giải quyết chế độ phụ trội cho GVMN nhưng theo Thông tư 17, GV chỉ được dạy thêm tối đa 200 tiết/năm học nên có nhiều ý kiến cho rằng chỉ tính thời gian phụ trội là 1 giờ/ngày.

“Tính như vậy là vô lý, mỗi ngày làm việc 10 tiếng là đặc thù lao động của GVMN, dù các cô không muốn nhưng công việc bắt buộc họ phải làm. Những ngành nghề khác, trưa còn được nghỉ 2 tiếng nhưng GVMN thì không có “diễm phúc” đó. Trưa, cháu ngủ cô mới được ăn, ăn xong thì ngồi canh cháu ngủ. Cô nào cũng nơm nớp lo, nếu mình chợp mắt lỡ có chuyện gì xảy ra với cháu thì sao…”, bà Thanh bức xúc.

Bà Thanh cũng cho biết thêm, trước năm 1987, GVMN vẫn được hưởng tiền phụ trội là 2 giờ/ngày. Nhưng từ năm 1987, khi Ủy ban Bảo vệ bà mẹ & trẻ em sáp nhập với ngành giáo dục thì chế độ này đã bị bỏ. Cũng cần nói thêm rằng, theo Luật lao động, làm thêm giờ phải được hưởng chế độ và được áp dụng cho tất cả các ngành nghề, trong đó có cả giáo dục từ tiểu học trở lên. Vậy thì lý do gì lại không tính phụ trội cho GVMN? Như vậy suốt 21 năm qua, chế độ phụ trội cho giáo viên mầm non đã bị bỏ quên!

“Đã tính thì phải tính cho đủ, không thì thôi”, bà Nguyệt – Q.3 quả quyết. Theo bà Nguyệt, với thời gian làm việc liên tục từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều thì phải tính phụ trội là 2 tiếng/ngày chứ không thể là 1 tiếng.

Cô Thanh Hà, GVMN ở Q.1 cho biết: “Lâu nay chúng tôi không có lương phụ trội nhưng vẫn gắn bó với nghề, bởi vì chúng tôi yêu nghề. Những người trụ lại được với nghề không cô nào nghĩ sẽ có ngày được tính lương phụ trội. Nhưng nếu bây giờ UBND TP, Sở GD-ĐT quan tâm đến đời sống của GVMN và trả lương phụ trội thì xin hãy trả cho tương xứng với công sức chúng tôi bỏ ra”.

Việc Sở GD-ĐT có văn bản đề nghị UBND TP giải quyết chế độ phụ trội cho GVMN là một việc làm rất đúng đắn và phù hợp nhưng các cấp các ngành không nên viện vào Thông tư 17 để “rút” bớt tiền phụ trội của các cô.

Bài & ảnh: Hòa Triều

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)