Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tiến tới kỳ thi THPT quốc gia: Môn sinh: Hệ thống kiến thức dưới dạng sơ đồ

Tạp Chí Giáo Dục

“Vi môn sinh hc, đ s không có s đánh đ nhưng thưng rt dài, đòi hi hc sinh không ch có kiến thc mà còn phi có k năng đc hiu đ, gii mã đ, phân tích đ trưc khi gii đ nhn din chính xác t khóa, tìm câu tr li cho đúng”, đó là lưu ý ca cô Lê Th Hng Phưc (T trưng T sinh hc, Trưng THPT Hàn Thuyên, TP.HCM) đi vi hc sinh trong quá trình ôn tp chun b cho k thi THPT quc gia 2018.

Hc sinh lp 12A7 Trưng THPT Tenlơman trong gi ôn tp môn sinh 

Một lưu ý nữa, theo các giáo viên bộ môn, với kiến thức lớp 11 chỉ dừng ở mức cơ bản, không quá nâng cao, kiến thức lớp 12 nên ôn theo dạng chuyên đề. Đặc biệt, phải có sự liên hệ kiến thức thực tế trong quá trình ôn tập.

Không nên hc thuc lòng, hc vt

Theo cô Lê Thị Hồng Phước, đề thi năm nay sẽ ra theo hướng mở, thực tế, đòi hỏi học sinh phải hiểu kiến thức, áp dụng với kiến thức thực tế. Do vậy, các em không nên học thuộc lòng, học vẹt mà ôn tập phải có sự đào sâu về kiến thức, nhất là các vấn đề có liên quan đến thực tế. “Tổng quan, các em cần nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa lớp 11 và lớp 12, ngay cả các đồ thị, hình vẽ, hình ảnh trong đó. Lưu ý thêm các kiến thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã, tiết kiệm năng lượng…”, cô Hồng Phước khuyên.

Về chương trình lớp 11, căn cứ vào đề minh họa của Bộ GD-ĐT, cô Phước cho biết kiến thức sẽ được rải đều trong cả 4 chương, sẽ có 4 câu dưới dạng nhận biết, là kiến thức lý thuyết dễ, đơn giản; 4 câu vận dụng với kiến thức liên quan đến thực tế. Về chương trình lớp 12, tùy theo mục tiêu của học sinh là xét tốt nghiệp hay xét tuyển ĐH, CĐ mà có hướng ôn tập cho phù hợp. “Nếu thi để xét tốt nghiệp thì các em chỉ cần nắm kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, giải được các bài tập đơn giản vận dụng thấp. Còn để xét tuyển ĐH, CĐ, bên cạnh nắm chắc kiến thức lý thuyết, học sinh cần chú ý tập trung vào các dạng câu hỏi tích hợp với nhiều chọn lựa, các bài tập dạng vận dụng cao. Kiến thức bài tập thường rơi vào phần tích hợp các quy luật di truyền, di truyền người, cơ chế di truyền biến dị”, cô Hồng Phước lưu ý. Bên cạnh đó, cô Phước cũng lưu ý học sinh thi để xét tuyển ĐH, CĐ cần phải chú ý thêm các kiến thức di truyền, di truyền quần thể bởi có thể rơi vào phần vận dụng cao trong đề. Đề sẽ không cho một quy luật mà sẽ kết hợp nhiều quy luật di truyền vào trong cùng một bài. Vì vậy các em phải nắm vững quy luật cơ bản rồi mới làm đến các bài tập tích hợp.

Để dễ dàng trong quá trình ôn tập, theo cô Hồng Phước, giữa chương trình lớp 11 và lớp 12 có kiến thức liên quan với nhau, phần Chu trình sinh địa hóa, Chu trình ni tơ lớp 12 và phần Dinh dưỡng ni tơ của lớp 11, khi ôn tập, học sinh nên có sự liên hệ để hệ thống. Về kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm, cô Hồng Phước nhấn mạnh học sinh cần làm kỹ, làm chắc ăn 24 câu đầu để không sai các kiến thức cơ bản. Với các câu vận dụng trong 16 câu cuối, cần đọc nhanh, gạch dưới các từ khóa quan trọng, tóm tắt đề khi làm.

“Đề sinh học thì không có sự đánh đố nhưng đổi lại rất dài. Nhìn thôi đã hoa mắt. Vì vậy, đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng đọc hiểu, phân tích đề trước khi giải, nhận diện chính xác các từ khóa để trả lời đúng trọng tâm”, cô Hồng Phước nói.

“Năm nay, mc đ nâng cao s nhiu hơn”

Đây là khẳng định của cô Trần Thị Trúc Đào (Tổ trưởng Tổ sinh học, Trường THPT Tenlơman, TP.HCM). Cô Trúc Đào cho biết căn cứ vào đề minh họa của Bộ GD-ĐT, mức độ nâng cao trong đề thi năm nay có thể sẽ nhiều hơn năm trước, vì vậy học sinh cần phải có kỹ năng tư duy để giải toán.

Đặc biệt, theo cô Trúc Đào, căn cứ vào đề minh họa, một điểm mới nữa của đề thi năm nay là sẽ có thêm nội dung bài thực hành. Vì vậy, khi ôn tập các em phải chú ý thêm kiến thức thực tế, nắm được các nguyên tắc thực hành, các bước thực hành và cơ sở lý thuyết thực hành thì mới có thể giải quyết được.

Với kiến thức lớp 11, cũng theo đề minh họa, cô Trúc Đào cho biết chỉ chiếm khoảng 20% (8 câu) trong đề và chỉ dừng ở mức cơ bản, không quá nâng cao. Do vậy, học sinh không nên tập trung ôn tập những kiến thức quá cao siêu mà chỉ cần nắm chắc các kiến thức lý thuyết cơ bản. Nội dung chương trình lớp 11 nghiêng về sinh lý thực vật và động vật, khi ôn các em nên có sự liên hệ với thực tiễn để có thể giải quyết tính thực tiễn trong đề.

“Về kiến thức lớp 12, các em nên ôn theo chuyên đề, tập trung 3 chuyên đề chính là di truyền, tiến hóa, sinh thái. Cách ôn tốt nhất là hệ thống kiến thức dưới dạng sơ đồ, có sự móc nối, liên hệ nội dung bài này và bài kia để dễ nhớ. Trong 3 chuyên đề đó, bài tập sẽ chủ yếu ở phần di truyền, tiến hóa. Đặc biệt, trong phần di truyền, đa số bài tập vận dụng cao đều rơi vào phần này. Tuy nhiên, các em thường khó nhận dạng các bài toán thuộc quy luật di truyền nếu không để ý vào các đáp lực của đề bài. Vì vậy, những em sử dụng môn sinh để xét tuyển ĐH, CĐ thì cần phải lưu tâm nhiều hơn trong phần này”, cô Trúc Đào nhắn nhủ.

Bên cạnh đó, cô Trúc Đào cũng lưu ý, các bài tập vận dụng, vận dụng cao đề có thể sẽ ra theo dạng câu hỏi đếm đáp án, phải giải ra rất nhiều dữ kiện khác nhau, yêu cầu học sinh có tư duy cao. Đề tăng tính thực tế nên học sinh cũng cần phải chú ý các kiến thức về bảo vệ môi trường, tài nguyên… “Các em nên tiến hành giải đề theo khung đề thi để làm quen với thời gian thi, hình thành kỹ năng làm bài. Với học sinh thi để tốt nghiệp thì cần nắm các kiến thức lý thuyết, làm được các bài tập đơn giản từ lý thuyết suy ra là có thể đạt điểm 5”, cô Trúc Đào nói.

Đ Yến

Bình luận (0)