Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tiến tới kỳ thi THPT quốc gia: Môn sử: Tự đặt câu hỏi theo cấu trúc 5W, 2H

Tạp Chí Giáo Dục

Không lan man vào các mc thi gian, vi tùy tng phn lch s mà ôn theo ch đ hoc giai đon, kết hp s dng sơ đ tư duy đ kiến thc có s h thng, không b sót s kin… Đó là nhng đnh hưng ôn tp môn lch s chun b cho k thi THPT quc gia 2018 t phía giáo viên b môn.

Hc sinh lp 12A9 Trưng THPT Long Trưng trong gi ôn tp môn lch s

H thng kiến thc theo ch đ

Đây là lời khuyên của cô Nguyễn Thị Ngọc Lan (Tổ trưởng Tổ lịch sử Trường THPT Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM). Cô Lan cho rằng việc hệ thống kiến thức theo chủ đề nên áp dụng với cả kiến thức lớp 11 và lớp 12. Bằng hình thức này sẽ dễ dàng nhớ được các mốc thời gian, không bỏ sót sự kiện, nắm vững các kiến thức cơ bản.

Với kiến thức lớp 11, học sinh nên kết hợp xâu chuỗi kiến thức ở những nhóm nước như nhóm các nước  châu Á cuối thế kỷ XIX, các nước tư bản giữa 2 cuộc chiến tranh, chiến tranh thế giới… Căn cứ vào đề minh họa của Bộ GD-ĐT, kiến thức lớp 11 chỉ chiếm 20% trong đề thi. Tuy nhiên, theo cô Lan, vì thi trắc nghiệm nên kiến thức sẽ trải đều trên diện rộng, học sinh không thể học tủ một vài chủ đề, trừ những phần đã giảm tải.

Với chương trình lớp 12, cô Lan lưu ý học sinh nên ôn hai nội dung chính theo phần Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam. Trong đó, Lịch sử thế giới ôn theo 6 chủ đề chính: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh; Liên Xô, Đông Âu và Nga; các nước Á, Phi, Mỹ Latinh; Mỹ – Nhật – Tây Âu; quan hệ quốc tế; cách mạng công nghiệp và xu thế toàn cầu hóa. Đối với Lịch sử Việt Nam, học sinh ôn theo giai đoạn, bao gồm các giai đoạn từ 1919-1930; 1930-1945; 1945-1946; 1946-1954; 1954-1975; 1975-2000. Mỗi giai đoạn các em cần nắm vững nội dung, nhiệm vụ cách mạng. “Các em nên sử dụng sơ đồ tư duy để rèn luyện kỹ năng ôn kiến thức cơ bản. Sơ đồ tư duy sẽ giúp các em tổng hợp và xâu chuỗi kiến thức một cách dễ dàng”, cô Lan gợi ý.

Đặc biệt, giữa chương trình lớp 11 và lớp 12, cô Lan cho biết có khá nhiều kiến thức tương đồng như cải cách Minh Trị (ở Nhật) và cải cách ở Xiêm cuối thế kỷ XIX giúp Nhật Bản và Thái Lan thoát khỏi số phận thuộc địa. Nội dung này được đề cập đến trong phần nét chung của các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á; Ấn Độ với tổ chức lãnh đạo đấu tranh; châu Phi và châu Mỹ Latinh với nét chung về khu vực này. Trong đó, những sự kiện lịch sử thế giới hiện đại từ 1917-1945 ở chương trình lớp 11 được nhắc lại khá nhiều ở nội dung Lịch sử Việt Nam từ 1919-1945. Và đó chính là sự tác động hoàn cảnh lịch sử thế giới đối với sự thay đổi của những chủ trương đấu tranh, mục tiêu và phương pháp đấu tranh của các phong trào cách mạng ở Việt Nam giai đoạn này. “Khi ôn tập, các em nên có sự xâu chuỗi, liên hệ để kiến thức có sự liền mạch, hệ thống”, cô Lan nói.

“Trong đề thi, những câu mang tính vận dụng cao thường là những câu nhận xét, giải thích, so sánh. Phần Lịch sử Việt Nam lớp 12 thường là tập trung vào đặc điểm, mục tiêu, tính chất của từng giai đoạn lịch sử, so sánh các văn kiện như Cương lĩnh với Luận cương, hoặc các hiệp định, xoáy vào các sự kiện lịch sử tiêu biểu đánh dấu một thời kỳ phát triển của dân tộc. Để làm được các câu hỏi này, ngoài việc nắm vững kiến thức cơ bản thì các em phải hiểu rõ bản chất của sự kiện, biết phân tích, tổng hợp và lý giải các mối quan hệ tác động giữa các sự kiện. Đồng thời, cần thiết phải đọc thêm, tìm hiểu thêm kiến thức xã hội trên sách, báo để đáp ứng tính thực tế trong cách ra đề hiện nay”, cô Lan nhấn mạnh.

Khi làm bài thi, cô Lan lưu ý học sinh cần phải biết phân tích và xử lý nhanh, câu dễ làm trước, khó làm sau. Đọc kỹ yêu cầu của câu hỏi, gạch dưới từ khóa  quan trọng trong câu hỏi để tìm đáp án đúng, tránh trường hợp nhầm. Sử dụng phương pháp loại trừ những câu hỏi mà các em không nhớ kỹ. Thay vì đi tìm phương án đúng, có thể tìm loại trừ những phương án sai và sử dụng phương pháp phỏng đoán khi không còn lựa chọn nào khác.

Không cn ghi nh quá nhiu các mc thi gian

Theo cô Đỗ Thị Hằng (Tổ trưởng Tổ lịch sử Trường THPT Long Trường, Q.9, TP.HCM), đề thi môn lịch sử sẽ không chú trọng học thuộc mà đòi hỏi liên hệ thực tế rất nhiều, do vậy, học sinh không nên quá chú trọng vào sự kiện. Theo đó, trước mỗi vấn đề hãy luôn tự đặt và trả lời các câu hỏi theo cấu trúc 5W, 2H: Đó là sự kiện gì, diễn ra ở đâu, tại sao lại diễn ra, do ai lãnh đạo, có kết quả thế nào, ý nghĩa ra sao, tác động như thế nào?…

Căn cứ vào đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT, kiến thức lớp 11 rơi vào phần nhận biết, thông hiểu. Do đó, cô Hằng lưu ý học sinh không nên ôn dàn trải mà chỉ cô đọng vào các kiến thức trọng tâm, xoáy sâu vào phần nguyên nhân, tác động, kết quả của từng chủ đề. Chia làm hai phần chính là Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới. Với Lịch sử thế giới chú trọng vào các kiến thức: Các cuộc cách mạng tư sản, Liên Xô, các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai thế chiến, các cuộc đại chiến thế giới, các nước châu Á giữa hai cuộc thế chiến. Lịch sử Việt Nam có các kiến thức: Quá trình Pháp xâm lược Việt Nam, phong trào kháng chiến của nông dân ta, cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của Pháp, khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản, phong trào công nhân và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

Với kiến thức lớp 12, trong phần Lịch sử thế giới, học sinh nên ôn theo chủ đề, tập trung vào các chủ đề như Hội nghị IAnTa và Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ 2; Liên Xô và Liên bang Nga; các nước tư bản chủ nghĩa sau chiến tranh; các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ Latinh; các tổ chức quốc tế và khu vực; quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ 2; cách mạng khoa học kỹ thuật và toàn cầu hóa. Phần Lịch sử Việt Nam nên học theo giai đoạn chia ra từ 1919-1930; 1930-1945; 1945-1954; 1954-1975; 1975-2000. Trong đó, một vài kiến thức có sự liên hệ với lớp 11 như cuộc khai thác thuộc địa lần 2, các khuynh hướng cách mạng ở Việt Nam, khuynh hướng cách mạng vô sản và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. “Các câu nâng cao trong đề thi thường rơi vào phần đánh giá, nhận định vấn đề, so sánh liên hệ và thường ra trong phần Lịch sử Việt Nam. Do vậy, khi ôn tập, học sinh nên chú ý so sánh giữa các sự kiện, giai đoạn với nhau, so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa các giai đoạn, liên hệ với vai trò của bản thân, đặc biệt là những em dùng môn lịch sử để xét tuyển ĐH, CĐ”, cô Hằng cho biết.

Để làm bài thi môn lịch sử tốt, cô Hằng nhấn mạnh rằng học sinh cần phải chú ý kỹ năng giải mã đề, nắm được từ khóa trong câu hỏi để có định hướng trả lời.

Đ Yến Hoa

 

Bình luận (0)