Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Tiến tới kỳ thi vào lớp 10 năm 2018: Chọn nguyện vọng: Không phải thích là chọn!

Tạp Chí Giáo Dục

Cân nhc kng khi chn trưng đ tránh phung phí các nguyn vng. Đc bit, vi nguyn vng chuyên, ch khi hc sinh có năng lc tht s gii và có đ “bn lĩnh” thì mi nên la chn… Đó là nhng li tư vn ca giáo viên ch nhim cho hc sinh và c ph huynh trưc k thi tuyn sinh vào lp 10 sp ti.

Hc sinh lp 9 Trưng THCS Nguyn Trãi (Q.Gò Vp) trong tiết hc môn văn

Có “bn lĩnh” mi đăng ký nguyn vng chuyên

Với trên 20 năm kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm, cô Dương Hoàng Oanh (giáo viên chủ nhiệm lớp 9/7 Trường THCS Nguyễn Trãi, Q.Gò Vấp) cho biết năm nay số lượng học sinh lớp 9 rất đông nên cửa vào các trường THPT công lập sẽ hẹp lại. Do đó, việc chọn trường thế nào, đăng ký nguyện vọng ra sao để không phung phí cơ hội là điều mà phụ huynh và học sinh cần phải lưu ý. “Ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm đã làm công tác tư tưởng cho học sinh và phụ huynh, động viên các em cố gắng học để đạt kết quả tốt nhất. Đồng thời trong suốt quá trình học, giáo viên chủ nhiệm luôn sát sao các em để kịp thời nhắc nhở, nhất là những học sinh học yếu, kém”, cô Oanh chia sẻ.

Để có thể lựa chọn được nguyện vọng chuẩn xác nhất, theo cô Oanh, phụ huynh cần phải dựa vào sức học của các em. Cụ thể, phụ huynh căn cứ vào điểm thi học kỳ II năm lớp 9 đối với 3 môn văn, toán và tiếng Anh, nắm lực học của con mình qua các giáo viên bộ môn. Sau đó, dựa vào điểm chuẩn của các trường trong 2-3 năm trở lại đây để xem ngưỡng con mình có thể vào được trường nào. “Đối với học sinh ở Q.Gò Vấp thì nên đối chiếu những trường ở Q.Gò Vấp, Q.Bình Thạnh và Q.12 để thuận tiện cho việc đi lại học tập”, cô Oanh nói.

Cô Oanh cho biết thêm, từ chính kết quả tham khảo đó, phụ huynh lựa để chọn làm các nguyện vọng cho các em. Với những em sức học trung bình thì phụ huynh cần phải động viên, nếu các em thật sự nỗ lực sẽ vẫn có cơ hội học tập tiếp. Còn với những em quá yếu hay đôi khi các em không có nguyện vọng học tiếp thì phụ huynh cũng nên cân nhắc, đừng quá kỳ vọng vào các em để tạo nên những áp lực, hãy mạnh dạn để các em rẽ sang những hướng đi khác như học tại các trường THPT tư thục nếu điều kiện gia đình cho phép, các trung tâm GDTX hay trường nghề.

Khi đăng ký nguyện vọng, cô Oanh cho rằng cần phải trừ hao, tạo khoảng cách an toàn từ 2 đến 3 điểm giữa các nguyện vọng. “Đừng nên chọn nguyện vọng theo bạn bè, hay đăng ký cho vui. Mà chính bản thân các em phải xem mình thật sự muốn học trường nào, khả năng mình có thể với tới đâu. Và đã chọn rồi thì phải nỗ lực để vươn tới”, cô Oanh nhắn nhủ. Đặc biệt, với các nguyện vọng chuyên (4 nguyện vọng), cô Oanh chia sẻ rằng phải là học sinh thật sự giỏi (giỏi ít nhất 2 môn và môn còn lại khá) thì mới nên tận dụng các nguyện vọng chuyên. Khi đăng ký nguyện vọng chuyên, các em vẫn sẽ được tiếp tục đăng ký 3 nguyện vọng thường. Thế nhưng, các em sẽ phải thi ở một hội đồng chuyên tách biệt. Điều này sẽ tạo cho các em áp lực rất lớn bởi xung quanh toàn các bạn giỏi. Nếu không có bản lĩnh vững vàng sẽ rất ảnh hưởng đến quá trình thi, từ đó ảnh hưởng đến kết quả thi của các em.

Cùng bài thi đó, nếu làm ở hội đồng thường, không chịu những áp lực vô hình như thế, các em có thể đã đạt kết quả cao hơn. “Nếu chỉ có lực học khá hoặc chỉ chạm giỏi thì các em nên cân nhắc kỹ trước khi đăng ký nguyện vọng chuyên”, cô Oanh khuyến cáo.

Đng quá trông ch vào đim cng

Đây là điều mà thầy Nguyễn Duy Hiển (giáo viên chủ nhiệm lớp 9A4 Trường THCS Trương Công Định, Q.Bình Thạnh) lưu ý đến phụ huynh và học sinh khi đăng ký nguyện vọng chọn trường. Thầy Hiển cho rằng điểm cộng chỉ nên được coi là điểm trợ giúp, cứu cánh chứ không nên dùng làm điểm để đăng ký vào các trường. “Theo quy chế tuyển sinh mọi năm thì học sinh giỏi nghề sẽ được cộng thêm 1,5 điểm, khá được cộng 1 điểm và trung bình được cộng 0,5 điểm. Còn học sinh đoạt giải cá nhân trong các kỳ thi học sinh giỏi văn hóa, nếu đoạt giải nhất được cộng 2 điểm, giải nhì cộng 1,5 điểm và giải ba cộng 1 điểm. Thế nhưng, nếu các em lại quá dựa vào những điểm cộng này thì sẽ rất khó để tính đúng được nguyện vọng các trường”, thầy Hiển nhận định.

Điểm quan trọng nhất khi chọn nguyện vọng cho con mình, theo thầy Hiển, phụ huynh nên căn cứ vào điểm số 3 môn văn, toán và tiếng Anh, cộng với các chia sẻ của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm. Dù trường gần nhà nhưng không phù hợp với khả năng của con mình thì cũng không nên chọn. Nhưng dù hợp năng lực của con mà xa nhà quá, ảnh hưởng việc đi lại thì cũng không phải là lựa chọn đúng đắn.

Bên cạnh đó, thầy Hiển cũng đưa ra tư vấn rằng, với những học sinh nếu hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, các em có thể lựa chọn trường nghề để học. Vừa có nghề trong tay để đi làm ngay, vừa được miễn học phí mà các em vẫn có kiến thức phổ thông.

THPT công lp không phi là con đưng duy nht

Từ thực tế các năm trước khi có rất nhiều trường hợp học sinh rớt lớp 10 công lập sinh ra chán nản, thậm chí còn bất cần, cô Nguyễn Thị Kim Thu (giáo viên chủ nhiệm lớp 9/6 Trường THCS Sương Nguyệt Anh, Q.8) cho biết con đường vào các trường THPT công lập không phải là hướng đi duy nhất. Vì vậy, phụ huynh cần phải có cái nhìn thoáng hơn đối với vấn đề này, tránh tạo áp lực cho các em. “Những em có học lực quá yếu, giả sử có đậu vào các trường THPT công lập, các em cũng rất dễ bị hụt hơi, không theo kịp được các bạn. Ngay từ bây giờ, phụ huynh có thể hỏi ý kiến các em, cân nhắc các trường nghề, trung tâm GDTX hay trường THPT tư thục. Bất cứ lựa chọn nào, chỉ cần chọn đúng hướng thì đều sẽ có thành công”, cô Thu nhấn mạnh.

Đối với việc chọn trường, đăng ký nguyện vọng, cô Thu cho biết ưu tiên nhất đó là căn cứ vào năng lực của học sinh. Kế tiếp là điều kiện đi lại, điều kiện gia đình. Theo đó, phụ huynh có thể lấy điểm thi học kỳ, điểm các bài kiểm tra trong 3 môn văn, toán và tiếng Anh của con, trừ đi từ 1 đến 1,5 điểm. Từ đó, nhắm xem các em có thể vào được những trường nào. Trong những trường đó, các em thích trường nào, mơ ước trường nào thì chọn làm nguyện vọng 1. Đặc biệt, nếu lựa chọn các nguyện vọng là những trường xa thì các em phải thật sự xác định có điều kiện theo học hay không mới chọn. Bởi sẽ rất khó để có thể chuyển từ các trường nguyện vọng xa về các trường nguyện vọng gần.

Yến Hoa

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)