Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tiến tới kỳ thi vào lớp 10 năm 2018: Đề văn sẽ tăng tính thực tế

Tạp Chí Giáo Dục

Không ch gói gn nhng tác phm trong sách giáo khoa, đ thi môn văn năm nay s tăng tính thc tế, tương tác, m ra nhiu cơ hi chn la cho thí sinh. Vì thế đ thi s tăng phn thi s, đòi hi thí sinh phi “nm bt đưc nhng vn đ nóng ca la tui”.

Thí sinh thi vào lp 10 các năm trưc xem li kiến thc trưc khi vào phòng thi. Ảnh: D.Bình

Nên hc văn theo ch đ

Đây là lời khuyên của cô Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (nhóm trưởng nhóm 9 môn ngữ văn Trường THCS Võ Thành Trang, Q.Tân Phú) cho học sinh lớp 9 về quá trình ôn tập môn văn. Theo cô Ngọc, đề thi năm nay vẫn giữ nguyên cấu trúc cũ nhưng phần đọc hiểu sẽ mở rộng các văn bản. Câu hỏi trong phần đọc hiểu có thể là một vấn đề về lịch sử, địa lý, trong sự hiểu biết của các em, cũng có thể là một văn bản ngoài sách giáo khoa. “Câu số 1 vẫn giữ nguyên là phần tiếng Việt; câu số 2 sẽ là những vấn đề gần gũi với các em; câu số 3 sẽ vừa mang tính hệ thống, vừa liên hệ thực tế. Do vậy, việc học theo chủ đề sẽ giúp các em dễ dàng hệ thống lại kiến thức, khái quát nội dung, liên hệ. Như vậy, các em sẽ dễ dàng linh hoạt xử lý đề trong mọi tình huống”, cô Ngọc cho biết.

Theo cô Ngọc, sẽ có 3 chủ đề chính mà học sinh cần lưu ý là chủ đề về người phụ nữ, chủ đề người lính và chủ đề về thanh niên xung phong. “Trong chủ đề về người phụ nữ sẽ gồm các tác phẩm như “Truyện Kiều”, “Chuyện người con gái Nam Xương”, những người phụ nữ thanh niên xung phong. Từ đây các em sẽ liên hệ hình ảnh người mẹ, người chị trong tác phẩm “Con cò”…; chủ đề về người lính với các tác phẩm như “Tiểu đội xe không kính”, “Đồng chí”; chủ đề về thanh niên xung phong như tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, liên hệ với các tác phẩm của Phạm Tiến Duật… Trong đó, với mỗi tác phẩm, các em cần phải ghi nhớ bối cảnh lịch sử, dụng ý nghệ thuật của tác giả để kết hợp triển khai nội dung”, cô Ngọc cho biết.

Từ việc hệ thống lại các chủ đề, cô Ngọc cũng lưu ý học sinh trong quá trình ôn tập cần chú ý đến các vấn đề mang tính thời sự, gần gũi với lứa tuổi các em như bạo lực học đường, mối quan hệ giữa thầy – trò, tình yêu học đường. Điều này sẽ giảm tính kiến thức, tăng tính thực tế, cho các em có cơ hội nói lên những suy nghĩ, quan điểm từ góc nhìn vừa của người trong cuộc, vừa ngoài cuộc. Vì thế, nắm được tính thời sự và biết vận dụng, liên hệ, các em sẽ dễ dàng ghi điểm.

Đặc biệt, với tính “mở” của đề thi năm nay khi trong câu số 3 sẽ cho các em lựa chọn giữa phần nghị luận và nghị luận văn học để làm bài, cô Ngọc cho rằng điều này vừa tăng cơ hội cho các em nhưng cũng sẽ khiến các em “lạc”, thiên vào phần nghị luận xã hội nhiều quá mà quên mất chất văn. “Để làm bài “ăn điểm”, các em phải biết chú ý đến những giới hạn, liên hệ trong đề, nắm rõ trọng tâm của đề, biết cân đối cả về mặt thời gian và bố cục giữa các câu và có tính toàn diện trong bài làm”, cô Ngọc nhấn mạnh.

Chia nhóm, x lý mi tác phm bng sơ đ tư duy

Đây lại là lưu ý của cô Nguyễn Thị Hiền (Tổ trưởng bộ môn ngữ văn Trường THCS Nguyễn Du, Q.1) cho học sinh trong quá trình ôn tập và làm bài thi môn văn. “Sẽ có một kiểu bài hơi lạ các em có thể gặp phải đó là đề sẽ lấy một vấn đề, một nội dung trong một tác phẩm văn học để yêu cầu các em trình bày về khát vọng sống, lý tưởng sống. Đối với đề bài kiểu này, các em phải hiểu đây là dạng bài nghị luận xã hội để tránh nhầm lẫn sang nghị luận văn học”, cô Hiền phân tích.

Theo cô Hiền, năm nay đề thi vẫn giữ nguyên cấu trúc (3-3-4) nhưng sẽ tăng tính thực tế để đưa môn văn đến gần hơn với cuộc sống. Để có thể làm bài hiệu quả, cô Hiền lưu ý học sinh trong quá trình ôn tập nên chia nhóm tác phẩm, xử lý mỗi tác phẩm bằng sơ đồ tư duy về nội dung, những ý chính, tác giả, tác phẩm. Bên cạnh đó, học sinh phải chú ý tính thời sự, dành thời gian đọc báo, lưu tâm những vấn đề mang tính bày tỏ quan điểm cá nhân để có tư liệu cho bài viết. “Trong phần đọc hiểu sẽ là những văn bản ngoài sách giáo khoa nên các em phải có kiến thức cơ bản, giải quyết được các bài tập tình huống. Đối với bài nghị luận xã hội, thường sẽ là nghị luận một hiện tượng đời sống, các vấn đề đang được cộng đồng quan tâm để các em được bày tỏ quan điểm cá nhân của mình”, cô Hiền nói. Phần nghị luận xã hội, theo cô Hiền, đây là một dạng bài khó mà đề có thể ra dưới rất nhiều hình thức như bức tranh, mẩu truyện, bài viết trên báo. “Các em đặc biệt lưu ý các vấn đề của giới trẻ như tham gia diễn đàn mạng xã hội, chứng tỏ bản thân, văn hóa xếp hàng, thần tượng, sống cho bản thân. Là kiến thức ngoài sách giáo khoa, các em phải hiểu được thông điệp đề thì sẽ dễ có điểm”, cô Hiền lưu ý.

Trong phần nghị luận văn học, xu hướng đề có thể ra dưới dạng tổng hợp nhiều tác phẩm, các em phải có sự so sánh, đối chiếu, liên hệ kiến thức thực tế. “Các em phải đưa ra được những dẫn chứng tiêu biểu để tránh gây nhàm chán cho bài. Tuy nhiên, không nên sử dụng những dẫn chứng quá xưa cũ mà nên sử dụng những dẫn chứng mang hơi thở của cuộc sống, sắp xếp các dẫn chứng một cách trình tự”, cô Hiền khuyên.

Đặc biệt, cô Hiền lưu ý, để làm bài hiệu quả, các em cần phải có kỹ năng giải mã đề để lựa chọn kiến thức đưa vào làm, tránh sự dàn trải, lan man. Trong bài thi không nên sử dụng ngôn ngữ mạng như “bùn quá, chùi ui” sẽ dễ bị mất điểm. Viết tinh, viết gọn, đúng trọng tâm sẽ có hiệu quả cao hơn”.

Đc nhiu đ to vn sng, giúp làm văn sâu

Điều này được cô Đinh Thị Thu (Tổ trưởng Tổ ngữ văn Trường THCS Lê Quý Đôn, Q.3) nhắn nhủ tới học sinh khi ôn tập môn văn. Cô Thu cho biết đề thi năm nay sẽ được phân bố theo cấu trúc: Câu 1 – đọc hiểu đoạn văn, văn bản và trả lời câu hỏi có yếu tố tiếng Việt; Câu 2 – nghị luận xã hội. Tuy nhiên, tính nghị luận xã hội sẽ được nêu ra cụ thể, rõ ràng để học sinh trình bày suy nghĩ riêng. Câu 3 – nghị luận văn học với hai sự lựa chọn: kết hợp một tác phẩm trong chương trình với một tác phẩm bên ngoài các em tự chủ động đưa vào hoặc kết hợp một tác phẩm văn học trong chương trình và tính liên hệ thực tế.

Trong đó cô Thu lưu ý, phần văn bản đọc hiểu khác với mọi năm, năm nay sẽ mở rộng ra các bộ môn như sử, địa… với biến đổi khí hậu, sạt lở đất nhưng kiến thức thì vẫn liên quan đến môn văn mà chủ yếu là ngữ pháp tiếng Việt. Do đó, cô Thu cho rằng để làm tốt phần này thì học sinh phải nắm vững các cấu trúc câu và phương pháp làm bài.

Đối với phần nghị luận xã hội, theo cô Thu, đề sẽ không chỉ tập trung vào khai thác các vấn đề nóng mà có thể sẽ đưa bất kỳ vấn đề của giới trẻ như năng động sáng tạo, phẩm chất sống, lòng yêu nước… “Ngoài phương pháp, các em phải chú ý những kiến thức xã hội, các vấn đề ảnh hưởng, liên quan rõ rệt đến các em như game online, sống ảo mạng xã hội, vô cảm…”, cô Thu nhấn mạnh. Phần nghị luận văn học, để làm tốt dạng bài này, cô Thu cho rằng trước hết học sinh cần phải nắm vững các tác phẩm trong chương trình (chiếm 2/3 điểm), xâu chuỗi các tác phẩm đó theo chủ đề như lối sống đẹp, tính khiêm tốn, tình cảm gia đình, lý tưởng sống, khát vọng cống hiến. Theo cô Thu, với dạng bài cho các em sự lựa chọn này sẽ đòi hỏi nhiều vốn sống, biết vận dụng chọn lọc liên hệ. Do đó, các em phải đọc nhiều sách, cố gắng lưu ý đến những đoạn có nội dung, chủ đề gắn với các tác phẩm mình đã học. Khi làm bài cần phải đọc kỹ đề, nhận thức đúng đề yêu cầu gì để xoáy đúng trọng tâm.

Đ Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)