Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tiến tới tòa án điện tử

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tn dng thiết b công ngh, Tòa án Nhân dân huyn Cn Gi và Tòa án Nhân dân TP.Th Đc đã t chc phiên tòa xét x bng hình thc trc tuyến. Đây là hình thc xét x đu tiên ti TP.HCM theo Ngh quyết vic xét x trc tuyến đưc Quc hi thông qua nhm to điu kin thun li cho ngưi dân.


Quang c
nh phiên tòa trc tuyến ca Tòa án Nhân dân huyn Cn Gi

T gi đnh

Hướng tới việc tổ chức xét xử trực tuyến, Tòa án Nhân dân huyện Cần Giờ đã mở phiên tòa giả định xét xử sơ thẩm vụ án “Cướp giật tài sản” đối với bị cáo Nguyễn Văn F., sinh năm 2000 tại TP.HCM. Phiên tòa diễn ra trực tuyến tại điểm cầu trung tâm Tòa án Nhân dân huyện Cần Giờ và hai điểm cầu thành phần tại Nhà tạm giữ huyện Cần Giờ và xã đảo Thạnh An. Bị cáo bị Tòa án Nhân dân huyện Cần Giờ tuyên phạt 1 năm 6 tháng tù về tội “Cướp giật tài sản”.

Tòa án Nhân dân huyện Cần Giờ là địa phương đầu tiên tại TP.HCM kết nối hệ thống xử trực tuyến xuống địa bàn xã. Tại phiên tòa giả định, mọi công tác chuẩn bị, thành phần tham gia đến hệ thống máy móc, đường truyền, hệ thống âm thanh… đều được Tòa án Nhân dân huyện Cần Giờ đảm bảo theo quy định của Tòa án Nhân dân tối cao.

Ông Phù Quốc Tuấn (Chánh án Tòa án Nhân dân huyện Cần Giờ cho biết), thực hiện chỉ đạo của Tòa án Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân TP.HCM, Tòa án Nhân dân huyện Cần Giờ tổ chức xét xử trực tuyến nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong quá trình tham gia tố tụng các vụ án, nhất là người dân sinh sống tại xã có vị trí địa lý cách xa tòa án, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân. “Huyện Cần Giờ có vị trí địa lý cách xa trung tâm thành phố, địa bàn rộng nên người dân, công chức nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển. Người dân sống tại xã đảo Thạnh An, đặc biệt tại ấp Thiềng Liềng muốn đến tòa án phải đi bằng ghe nên tốn nhiều thời gian, công sức. Nếu hệ thống xét xử trực tuyến được kết nối đến tất cả các xã còn lại thì sẽ hỗ trợ người dân rất lớn”, ông Tuấn nói.


H thng máy móc đ t chc xét x trc tuyến

Bên cạnh sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, ông Tuấn cũng mong muốn Tòa án Nhân dân tối cao sẽ sớm xây dựng, hoàn thiện hệ thống xét xử trực tuyến cho tất cả địa phương trên cả nước để tiến tới đồng bộ, tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức phiên tòa trực tuyến, mở rộng kết nối về sau.

Sau phiên tòa giả định, Tòa án Nhân dân huyện Cần Giờ sẽ tổ chức phiên tòa trực tuyến đối với các vụ án tranh chấp dân sự với điểm cầu thành phần tại xã đảo Thạnh An vào giữa tháng 4-2022. Đến tháng 5-2022, Tòa án Nhân dân huyện Cần Giờ sẽ cố gắng kết nối hệ thống xét xử trực tuyến đến các xã còn lại của huyện, duy chỉ có thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hòa do có vị trị địa lý thuận lợi, người dân dễ dàng di chuyển đến tòa án nên vẫn duy trì việc xét xử trực tiếp.

Đến thc tế

Cùng với huyện Cần Giờ, mới đây Tòa án Nhân dân TP.Thủ Đức đã tổ chức phiên tòa xét xử trực tuyến 4 vụ án hình sự tại điểm cầu trung tâm là trụ sở chính Tòa án Nhân dân TP.Thủ Đức và điểm cầu thành phần là nhà tạm giữ công an TP.Thủ Đức. Đây là phiên tòa trực tuyến đầu tiên tại TP.HCM.

Đầu cầu trung tâm tại trụ sở Tòa án Nhân dân TP.Thủ Đức được trang bị 2 màn hình tivi để Hội đồng xét xử và những người tham gia phiên tòa theo dõi. Ở điểm cầu thành phần, các bị cáo tham gia phiên tòa trực tuyến ngay tại nhà tạm giữ Công an TP.Thủ Đức, thông qua màn hình tivi, cả hai điểm cầu đều có kiểm sát viên và thư ký tham dự. Phiên tòa do thẩm phán Vũ Thanh Lâm (Phó Chánh án Tòa án Nhân dân TP.Thủ Đức) làm chủ tọa. Tại phiên tòa trực tuyến, các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo vẫn được đảm bảo.


Đi
m cu ti nhà tm gi đi tưng phm ti

Có th thy rng, vic t chc phiên tòa xét x trc tuyến rt phù hp vi bi cnh dch bnh Covid-19 hin nay. Đây là cũng là bưc tiến trong công tác ci cách tư pháp, to tin đ quan trng trong vic xây dng và phát trin mô hình tòa án đin t.

Quá trình diễn ra phiên tòa, hình ảnh và âm thanh rõ ràng, thông suốt giữa hai điểm cầu. Các bị cáo khai báo thành khẩn, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Lâm Bảo Trâm 2 năm tù tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”; bị cáo Trương Mạnh Phi 1 năm 6 tháng tù tội “Trộm cắp tài sản”; bị cáo Nguyễn Văn Hải 7 tháng tù tội “Trộm cắp tài sản”; bị cáo Phùng Lê Phát 2 năm tù về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Ông Nguyễn Thành Vinh (Chánh án Tòa án Nhân dân TP.Thủ Đức) cho biết, trung bình một năm TP.Thủ Đức có khoảng 500 vụ án hình sự, khoảng 700-800 bị cáo bị tạm giam. Đặc thù địa bàn TP.Thủ Đức khá rộng với 1,2 triệu dân. Trước đây, có một số vụ án Hội đồng xét xử xét xử ở trụ sở 1 (khu vực Q.2 cũ), trong khi bị cáo có thể bị tạm giam ở khu vực 3 (nhà tạm giữ Q.Thủ Đức cũ) thì quãng đường di chuyển từ nhà giam giữ đến tòa án khoảng 20km. “Năm 2021, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, công tác xét xử tại phiên tòa, nhất là xét xử các vụ án hình sự gặp nhiều khó khăn. Do đó, các cơ quan tư pháp TP.Thủ Đức đề xuất xét xử trực tuyến, lúc này chỉ là thí điểm. Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết việc xét xử trực tuyến. Do đó, Tòa án Nhân dân TP.Thủ Đức mở phiên tòa xét xử trực tuyến 4 vụ án hình sự đầu tiên”, ông Vinh cho hay.

Qua đó, ông Vinh cũng bày tỏ sự cảm ơn lãnh đạo Tòa án Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân TP.HCM, UBND TP.Thủ Đức đã hỗ trợ, các cơ quan tố tụng trên địa bàn phối hợp để mở được các phiên xử trực tuyến thành công. “Trong giai đoạn ban đầu, các cơ quan sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm để việc xét xử trở nên hoàn thiện hơn”, ông Vinh khẳng định.

Thúy Kiu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)