Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Dấu ấn đặc biệt với Đề án 5695

Tạp Chí Giáo Dục

Ngoài chương trình tiếng Anh tăng cưng, TP.HCM còn ghi du n đc bit vi Đ án 5695 – đ án đưc đánh giá mang tính đt phá, tiên phong trong vic dy và hc tiếng Anh ca thành ph, đưc xem là tr ct đ thành ph thc hin hiu qu vic đưa tiếng Anh tr thành ngôn ng th 2 trong trưng hc.

Đề án 5695 qua 10 năm được TP.HCM triển khai đã mang lại nhiều hiệu quả cao

Đt phá vi Đ án 5695

Năm 2014, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 5695 phê duyệt đề án “Dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam” tại các trường công lập trên địa bàn TP.HCM, được gọi là Đề án 5695 với chương trình tiếng Anh tích hợp.

Từ học kỳ 2 năm học 2014-2015, Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp cùng EMG Education bắt đầu triển khai đề án tại 89 trường công lập từ tiểu học đến THPT trên địa bàn thành phố.

Chương trình tích hợp được biên soạn tích hợp chương trình quốc gia Anh quốc với chương trình chuẩn quốc gia của Bộ GD-ĐT Việt Nam cho 3 môn tiếng Anh, toán, khoa học, trên cơ sở giảm tải khoa học và chú trọng phát triển tư duy, phẩm chất của học sinh.

Các nội dung kiến thức của 3 môn tiếng Anh, toán, khoa học của chương trình giáo dục Anh quốc sẽ được phân bố dựa trên khung chương trình của Bộ GD-ĐT Việt Nam, trong đó vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ chương trình khung cho các khối lớp của chương trình quốc gia Việt Nam. Học sinh sẽ được học với một chương trình tiên tiến, cô đọng, giảm tải về nội dung và do 100% giáo viên người bản ngữ đảm nhận việc giảng dạy. Học sinh học chương trình tích hợp được học các môn toán, tiếng Anh và khoa học được dạy bằng tiếng Anh với 100% giáo viên bản ngữ với thời lượng là 8 tiết/tuần. Riêng bậc THPT là 15 tiết/tuần.

Thực tiễn qua 10 năm triển khai, Đề án 5695 được đánh giá là sự đột phá, mạnh dạn trong việc dạy và học tiếng Anh của ngành giáo dục TP.HCM, tạo điều kiện để học sinh thành phố được tiếp cận với môi trường và chương trình giáo dục quốc tế ngay tại trường công. Đến nay, Đề án 5695 đã được thực hiện tại 156 trường từ tiểu học đến THPT. Trong đó, tiểu học là 90 trường, THCS với 55 trường và THPT là 11 trường. Tổng số học sinh theo học chương trình trong năm học 2024-2025 là 30.000 em. Tổng số giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy chương trình hiện nay là 524 giáo viên.

Gắn bó với chương trình tiếng Anh tích hợp từ những năm đầu triển khai, cô Trần Thị Hồng Thủy – Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Trần Đại Nghĩa nhìn nhận, Đề án 5695 có thể được xem là bước đột phá thành công của ngành giáo dục thành phố về tầm nhìn chiến lược đối với công tác dạy học và tiếng Anh cho học sinh thành phố. Đề án đã tạo những tác động tích cực cho nhiều đối tượng. Với mức chi phí học tập hợp lý nhưng học sinh lại được tiếp cận với chương trình học tập quốc tế, số lượng học sinh tham gia chương trình ngày càng tăng cho thấy sự đánh giá cao của cha mẹ học sinh đến chất lượng của chương trình.

Trong chương trình tích hợp, học sinh được phát triển năng lực ngôn ngữ, kiến thức khoa học và khả năng tư duy phản biện qua các phương pháp giảng dạy của giáo viên.

“Khoảng 70% học sinh học chương trình tích hợp của trường tham gia chương trình đăng ký thi các chứng chỉ quốc tế tùy theo nguyện vọng và nhu cầu của học sinh. 100% học sinh dự thi đều đạt kết quả các chứng chỉ từ đạt đến giỏi. Đặc biệt có học sinh đạt 35/36 điểm trong kỳ thi ACT tháng 12/2023, trong mức điểm top 1% thế giới” – cô Thủy chia sẻ.

Đi trưc 10 năm nay

Ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, những năm vừa qua TP.HCM luôn nỗ lực để là một thành phố năng động, đi đầu cả nước về nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Việc nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh thành phố, đồng thời triển khai giảng dạy các bộ môn toán, khoa học bằng tiếng Anh theo một khung chương trình chuẩn quốc tế với đầu ra là các chứng chỉ có giá trị công nhận quốc tế cũng là một trong những mục tiêu được chú trọng của giáo dục thành phố thời gian qua.

“Học sinh thành phố liên tục dẫn đầu cả nước về kết quả kỳ thi tốt nghiệp môn tiếng Anh trong nhiều năm liên tục cũng phần nào minh chứng sự đúng đắn của các chủ trương đột phá này”, ông Nguyễn Văn Hiếu nhìn nhận.

Với Đề án 5695, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đánh giá, TP.HCM đã đi trước cả nước 10 năm nay về việc nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh. Thực tiễn 10 năm thực hiện Đề án 5695 cũng như nỗ lực dạy và học tiếng Anh đã giúp TP.HCM luôn là địa phương dẫn đầu cả nước trong dạy và học tiếng Anh, với 8 năm liên tục dẫn đầu cả nước điểm tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng mô hình tiên phong này sẽ là nền tảng thuận lợi để TP.HCM đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học theo yêu cầu đặt ra trong Kết luận số 91 của Bộ Chính trị ngày 12-8-2024. Đồng thời, đề nghị TP.HCM tổng kết Đề án 5695, qua đó bộ sẽ yêu cầu các tỉnh thành vào học tập mô hình.

Thầy Nguyễn Anh Tuấn – Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (quận Bình Thạnh) rất tâm đắc khi nhắc đến chương trình tiếng Anh tích hợp. Với chương trình, việc dạy và học tiếng Anh của trường không những phát triển theo hướng truyền thống mà còn mở rộng các nội dung tiệm cận giáo dục quốc tế, đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh.

“Học sinh học chương trình tích hợp các em có năng lực tiếng Anh rất tốt, tự tin giao tiếp với bạn bè và giáo viên nước ngoài. Với nền tảng tiếng Anh tích hợp, nhiều em tự tin xin học bổng ở các trường học nước ngoài ngay từ cuối năm lớp 9”.

Nhìn từ thực tế nhà trường, cô Lê Thị Thùy – Hiệu trưởng Trường THCS Vân Đồn (quận 4) đánh giá, sức hút của chương trình tiếng Anh tích hợp đang ngày càng lớn với phụ huynh đầu cấp, bao gồm cả những học sinh chưa theo học tích hợp tại bậc tiểu học. Số lượng học sinh đăng ký học chương trình tích hợp mỗi năm đều cao hơn nhiều so với chỉ tiêu, vì thế mỗi mùa tuyển sinh đầu cấp, nhà trường đều phải tổ chức bài khảo sát tiếng Anh.

“Chi phí học tập vừa phải nhưng học sinh lại được học một thời lượng lớn với giáo viên nước ngoài, đặc biệt là không phải chỉ học đơn thuần như một ngoại ngữ mà sử dụng ngoại ngữ đó để tư duy các môn học khác là những ưu điểm của chương trình tiếng Anh tích hợp. Hiệu quả trong việc trang bị năng lực tiếng Anh cho học sinh mà chương trình mang lại chính là điều mà chương trình tiếng Anh tích hợp đang ngày càng có sức hút với phụ huynh” – cô Thùy phân tích.

Cô Trần Thị Hồng Thủy – Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Trần Đại Nghĩa nhìn nhận, trong bối cảnh ngành giáo dục hướng đến đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học thì việc chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh là rất cần thiết. Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên chương trình tích hợp cùng tham gia một số hoạt động của trường để tăng cường môi trường sử dụng tiếng Anh cho giáo viên trường. Giáo viên của trường được tiếp cận chương trình dạy các môn bằng tiếng Anh, tạo tiền đề tốt để thực hiện mục tiêu.

Đ Giang Quân

Bình luận (0)