Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Hiến kế từ các chuyên gia

Tạp Chí Giáo Dục

Theo các chuyên gia giáo dc, TP.HCM có th áp dng mô hình song ng khi trin khai đưa tiếng Anh tr thành ngôn ng th 2 trong trưng hc. Quá trình thc hin cn quan tâm bi dưng đi ngũ, ly đi ngũ giáo viên ngưi Vit Nam làm nn tng ch không th l thuc vào giáo viên nưc ngoài.

Các chuyên gia giáo dục cho rằng, TP.HCM hoàn toàn có thể áp dụng mô hình giáo dục song ngữ khi đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học 

Phi ly giáo viên Vit Nam làm nn tng

Là người tiên phong đưa khái niệm giảng dạy song ngữ ở các môn khoa học bằng tiếng Anh tại TP.HCM PGS.TS Nguyễn Đông Hải – đánh giá, TP.HCM có nhiều điều kiện thuận lợi để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học. Vấn đề phụ thuộc vào sự quyết tâm và tư duy khi triển khai.

PGS. Nguyễn Đông Hải nhìn nhận, thời gian qua việc giảng dạy tiếng Anh được TP.HCM rất đẩy mạnh, tuy nhiên thẳng thắn có thể thấy với các chương trình tăng cường vẫn còn lệ thuộc nhiều vào đội ngũ giáo viên nước ngoài. Đây cũng là một trong những lý do khiến chi phí các chương trình tiếng Anh tăng cường cao.

Ông cho rằng trong lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 thì không thể lệ thuộc vào giáo viên nước ngoài mà giáo viên người Việt phải là trụ cột. Do đó, giải pháp trước hết là cần phải đào tạo đội ngũ một cách chuyên sâu, bài bản, có thể đào tạo 10 người để có được vài ba giáo viên đạt yêu cầu. Công tác đào tạo cần được thực hiện từ phía các trường đại học cho đội ngũ sinh viên mới song song với đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên đang đứng lớp. Cạnh đó là cần cơ chế đãi ngộ phù hợp cho giáo viên Việt Nam dạy bằng tiếng Anh. Khi được đãi ngộ xứng đáng, giáo viên sẽ sẵn sàng đầu tư thời gian, công sức để nâng cao thêm chuyên môn.

PGS.TS Nguyễn Đông Hải nhấn mạnh thêm, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học thì việc dạy và học tiếng Anh phải thay đổi, mở rộng môi trường thoát khỏi 4 bức tường lớp học, có thể đưa học sinh ra ngoài các bối cảnh trong lớp học. Cần có chính sách để việc tiếp cận trở nên bình đẳng đối với tất cả học sinh. Tạo cơ chế với sự can thiệp, điều tiết của thành phố, ở những địa phương vùng sâu vùng xa thì có thể có chính sách trợ giá khi thực hiện các loại hình tiếng Anh có thu phí.

“Không thể nào nóng vội trong câu chuyện đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học. Song ngữ là cả quá trình, là đích đến chứ không phải việc chúng ta đưa bao nhiêu tiết tiếng Anh vào giảng dạy, đưa bao nhiêu % tiếng Anh vào mà quan trọng là cần đặt mục tiêu ở mỗi bậc học năng lực học sinh cần ở mức nào… Quá trình làm cần liệu cơm gắp mắm, tùy vào điều kiện của trường, của địa phương. Ngay cả việc thí điểm cũng cần có sự bao trùm ở nhiều loại hình, ở nhiều địa phương, môi trường học tập khác nhau…” – PGS.TS Nguyễn Đông Hải nêu.

Đi theo mô hình song ng

Với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, cố vấn giáo dục tại hệ thống trường tư thục, song ngữ, quốc tế, TS. Nguyễn Thị Thu Huyền nhìn nhận, TP.HCM hoàn toàn có thể áp dụng mô hình song ngữ, mở rộng việc dạy các môn học khác nhau bằng tiếng Anh tại các trường công lập khi đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học. Về nguyên tắc song ngữ không nhất thiết phải dẫn đến song bằng. Một học sinh hoàn toàn có thể lấy bằng THPT Việt Nam và đạt được năng lực song ngữ.

“Song ngữ là việc sử dụng 2 ngôn ngữ để giảng dạy nhưng không có nghĩa là phải dạy 2 chương trình. Học sinh vẫn có thể học chương trình các môn học Việt Nam nhưng bằng 2 ngôn ngữ, cả tiếng Anh và tiếng Việt. Như vậy các bạn vẫn có thể học chương trình khung bằng tiếng Việt, sau đó khi chuyển sang tiếng Anh thì cung cấp thêm các thuật ngữ môn học bằng tiếng Anh, luyện tập giải các bài tập bằng tiếng Anh, từ đó tăng kỹ năng đọc hiểu…” – TS. Huyền phân tích.

Dù vậy, bà cho rằng để triển khai được mô hình song ngữ thì nhà trường cần hơn nữa cơ chế chủ động trong thiết kế, tổ chức chương trình để đảm bảo hài hòa chương trình của Bộ GD-ĐT và tăng thời lượng tiếng Anh của học sinh.

Theo TS. Huyền, học sinh Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng được tiếp cận với tiếng Anh từ khá sớm, với thời lượng cũng không phải ít nhưng tỷ lệ học sinh có thể tự tin giao tiếp tiếng Anh thành thạo thì chưa nhiều, nguyên do nằm ở chất lượng giảng dạy. Đó là chúng ta quen dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ. Phương pháp dạy tiếng Anh còn thiên nhiều về phương pháp dịch, chú trọng vào ngữ pháp mà không luyện nghe, nói, chưa đặt sử dụng tiếng Anh trong các bối cảnh cụ thể. Chính tư duy giảng dạy tiếng Anh vẫn chỉ là đang giảng dạy như một ngoại ngữ dẫn đến không chỉ học sinh khó khăn trong giao tiếp mà giáo viên tiếng Anh cũng gặp rào cản trong sử dụng tiếng Anh.

“Khi đưa chuyên gia nước ngoài về đào tạo cho giáo viên, thậm chí tôi phải dịch cho thầy cô vì thầy cô dù là giáo viên tiếng Anh nhưng do thiếu luyện tập, thiếu môi trường tiếp xúc nên khả năng nghe, nói rất yếu” – TS. Huyền kể.

Từ đó, chuyên gia này nhấn mạnh, để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học thì quan trọng và bức thiết nhất là phải thay đổi tư duy, tập trung đào tạo giáo viên giảng dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ chứ không phải là dạy như một ngoại ngữ như hiện nay. Bên cạnh đó, cần giải được bài toán rào cản về chi phí khi tăng cường thời lượng, đổi mới dạy và học tiếng Anh trong nhà trường như một ngôn ngữ.

“Các quốc gia như Phần Lan, Hungary, Đức để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 cần rất nhiều sự hỗ trợ từ phía Chính phủ dành cho cả giáo dục công và tư. Tại Việt Nam, giữa mong muốn và thực tế với cách làm thì chúng ta phải giải quyết rất nhiều câu chuyện, trong đó phải tính đến hạn chế sự bất bình đẳng trong giáo dục công. Vì thế, tính đến việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học là phải tính đến chuyện gia tăng nguồn ngân sách dành cho giáo dục, có các cơ chế, có chính sách hỗ trợ học sinh khó khăn đối với chương trình tiếng Anh tăng cường…”.

Với câu chuyện đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong nhà trường, ThS. Vũ Thị Thu Hằng – giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho rằng, mô hình song ngữ là tất yếu. Tuy nhiên, quá trình triển khai cần phải thiết lập các bước, đi từ việc tạo cơ chế phù hợp; đào tạo kỹ năng, phương pháp, thay đổi tư duy của giáo viên; sau cùng mới là bộ công cụ, chương trình để giáo viên giảng dạy. Trước giờ chúng ta hay đi ngược lại, thường là đưa chương trình trước, sau đó mới quay lại đào tạo kỹ năng cho giáo viên và gặp rất nhiều vấn đề trong quá trình phải thay đổi tư duy cho giáo viên, phụ huynh, cán bộ quản lý.

“Để một đứa trẻ trở thành song ngữ thì không mất quá nhiều thời gian nếu như chúng ta cá nhân hóa trong chương trình giảng dạy trong lớp học. Tính cá nhân hóa sẽ phụ thuộc vào từng năng lực của mỗi học sinh, một học sinh có năng lực học tiếng Anh thì giáo viên sẽ phải có cách tiếp cận khác với một học sinh mà tiếng Anh là một rào cản. Điều này lại trở lại vấn đề tư duy, kỹ năng của giáo viên. Thế nhưng, câu chuyện để thay đổi tư duy lại là câu chuyện không dễ dàng. Song ngữ không phải là ngôn ngữ mà là việc thay đổi, tiệm cận với mức cao hơn về mặt chất lượng, con người và ngôn ngữ” – ThS. Hằng phân tích.

Đ Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)