Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Nền tảng của TP.HCM

Tạp Chí Giáo Dục

30 năm tiên phong đưa tiếng Anh tăng cưng vào trưng ph thông, vi nhng kết qu đt đưc, TP.HCM có nhiu thun li tr thành nn tng trong vic đưa tiếng Anh tr thành ngôn ng th 2 trong trưng hc.

Chương trình tiếng Anh tăng cường được đánh giá là nền tảng của TP.HCM triển khai hiệu quả chương trình tiếng Anh 

Các mô hình tiên phong

Năm học 1998-1999, Sở GD-ĐT TP.HCM đã xây dựng đề án thí điểm chương trình tiếng Anh tăng cường (theo mô hình tiếng Pháp tăng cường). Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (quận 1) được lựa chọn thí điểm đầu tiên với 2 lớp 1, tổng số 60 học sinh. Đến năm học 1999-2000, có thêm Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, Đinh Tiên Hoàng (quận 1), Nguyễn Thái Sơn (quận 3)… Mức học phí thời điểm này là 50.000 đồng/học sinh/tháng.

Điều kiện để một trường tiểu học có thể tổ chức dạy tiếng Anh tăng cường là trường dạy 2 buổi/ngày, sĩ số 30 học sinh/lớp, bàn ghế 1 chỗ; có máy cassette, đĩa CD; có máy chiếu, ti vi.

Sau 10 năm triển khai, đến năm học 2009-2010, toàn TP có 24 quận huyện tổ chức giảng dạy tiếng Anh tăng cường (khi đó TP.Thủ Đức vẫn là quận Thủ Đức, quận 9 và quận 2) với 161 trường, 1.397 lớp và 46.621 học sinh thụ hưởng.

Để đảm bảo giáo viên triển khai chương trình tiếng Anh tăng cường, Sở GD-ĐT TP đã kết hợp với Hội đồng Anh tổ chức tuyển giáo viên với một quy trình chặt chẽ. Giáo viên phải qua 3 vòng kiểm tra về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và phát âm. Đa số giáo viên đều trẻ, nhiệt tình, năng động.

Không chỉ thế, chương trình tiếng Anh tăng cường cũng được TP.HCM triển khai ở bậc THCS, THPT từ sớm theo lộ trình, bắt đầu từ khối lớp 6. Thời điểm những năm 2012 chương trình được đánh giá là đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển việc dạy và học tiếng Anh của TP.HCM. Chương trình được sử dụng giáo trình nước ngoài có chọn lọc. Nội dung phong phú, lôi cuốn học sinh và có hướng mục tiêu vào việc thi lấy các chứng chỉ được quốc tế công nhận. Số giờ học đủ để giáo viên tiến hành các hoạt động giúp học sinh tăng cường khả năng nghe, nói.

Chính từ nền móng của chương trình tiếng Anh tăng cường được TP.HCM sớm triển khai đã mang đến cho TP một không khí và môi trường dạy và học tiếng Anh sôi nổi ở các trường học, từ tiểu học đến THPT. Học sinh, phụ huynh sớm nhận thức được vai trò của môn học, có sự đầu tư cho con em.

Xác định vai trò, tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng Anh ở một TP lớn nhất cả nước đối với chiến lược phát triển ngành giáo dục TP nói riêng và phát triển TP nói chung, tháng 1-2012, UBND TP.HCM đã ban hành đề án Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp TP.HCM, kèm theo Quyết định 448. Đề án hướng tới mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học tiếng Anh, triển khai chương trình dạy và học tiếng Anh mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, đặt mục tiêu đến năm 2015 đạt được bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và các trường chuyên nghiệp của TP.HCM.

Song song đó, đề án cũng đặt mục tiêu tiếp tục triển khai chương trình tiếng Anh tăng cường. Trong đó đạt 20% học sinh lớp 1 được học tiếng Anh tăng cường năm học 2011-2012; tăng lên đến 30% vào năm học 2015-2016. Đến năm học 2018-2019 có 100% học sinh tiểu học được học tiếng Anh tăng cường hoặc tiếng Anh theo chương trình mới của Bộ GD-ĐT.

Để thực hiện, UBND TP cho phép ngành giáo dục xây dựng biên chế lớp học mới, đảm bảo 2 giáo viên/lớp giờ học ngoại ngữ, cần có gấp đôi số giáo viên dạy tiếng Anh. Cụ thể, đến năm 2020 cần đến 4.787 giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học; 5.068 giáo viên tiếng Anh bậc THCS; 3.795 giáo viên tiếng Anh bậc THPT; 690 giáo viên tiếng Anh GDTX và 1.925 giáo viên giáo dục chuyên nghiệp.

Ưu đãi trong tuyn dng và đãi ng

Thầy Lê Hồng Thái – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Văn Trị (quận 1) từng là một trong những giáo viên may mắn tham gia thi tuyển giáo viên tiếng Anh tại TP.HCM ngay từ khi vừa ra trường vào năm 2004 – thời điểm TP đang triển khai đề án tiếng Anh tăng cường.

Thầy Thái cho biết, khi đó mô hình đang phát triển rực rỡ và TP đầu tư rất nhiều cho công tác tuyển dụng, chế độ đãi ngộ cực kỳ hấp dẫn nên thu hút rất nhiều ứng viên giỏi.

“Công tác tuyển dụng lúc đó do Sở GD-ĐT triển khai cho toàn TP với những trường giảng dạy tiếng Anh tăng cường. Ứng viên được kiểm tra ở các kỹ năng, rất gắt gao. Đặc biệt, ứng viên trúng tuyển được ưu tiên nhận nhiệm sở theo thứ tự điểm trúng tuyển. Ví dụ, người có kết quả cao nhất trong kỳ thi tuyển sẽ được ưu tiên chọn trường công tác đầu tiên, cứ như vậy cho đến những kết quả kế tiếp… Điều này giúp giáo viên rất hào hứng bởi vì được công tác ở ngôi trường mà mình mong đợi…” – thầy Thái kể.

Đ án vi Quyết đnh 448 khi đó đã đt ra yêu cu v tiếp tc đi mi và hoàn thin công tác qun lý, chế đ chính sách cho giáo viên. Trong đó, yêu cu hoàn thin các văn bn pháp lý phc v cho công tác trin khai Quyết đnh s 1400/QĐ-TTg ngày 30-9-2008 ca Thng Chính ph v phê duyt đ án “Dy và hc ngoi ng trong h thng quc dân giai đon 2008-2020”. C th, cho phép tăng thêm biên chế giáo viên tiếng Anh là 2 giáo viên/lp và 1 lp (dy riêng tiếng Anh) bình quân 20 hc sinh/lp; Cho phép ngành giáo dc đưc huy đng giáo viên bn ng dy tiếng Anh cho các trưng trên đa bàn TP các ngành hc, bc hc.

Về chế độ đãi ngộ, thầy Thái cho biết, thời điểm đó giáo viên tiếng Anh tiểu học được TP.HCM dành những chế độ đãi ngộ cực kỳ hấp dẫn. Giáo viên chỉ phải dạy số tiết nghĩa vụ là 16 tiết, đặc biệt được hưởng ưu đãi ngay từ tiết đầu tiên với 40-50 ngàn đồng/tiết. Thời điểm những năm 2000, giáo viên tiếng Anh tiểu học mới ra trường đã có mức lương trên 5 triệu đồng/tháng.

Vẫn đầy tự hào khi nhắc về đề án tiếng Anh tăng cường cũng như việc thực hiện Quyết định 448, một cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM đã về hưu chia sẻ, sự nhanh nhạy, quyết liệt, và tầm nhìn của lãnh đạo TP, lãnh đạo Sở GD-ĐT khi đó đã tạo ra sự đột phá cho TP trong dạy và học tiếng Anh, trở thành một trong những đề án mang lại hiệu quả cao và được đồng thuận cực kỳ lớn; đã mang đến cho TP.HCM nền tảng để thực hiện những chương trình tiếng Anh sau này, nền tảng để học sinh TP có khả năng vượt trội về tiếng Anh so với cả nước.

“Cho đến tận bây giờ, nhắc đến TP.HCM vẫn là nhắc về mô hình tiếng Anh tăng cường. Khi mà cả nước vẫn dạy tiếng Anh bắt buộc từ lớp 6, thì TP.HCM đã dạy từ lớp 1. Chính vì được ưu đãi hấp dẫn, môi trường làm việc được tạo điều kiện để giáo viên làm việc, sáng tạo…, với đề án tiếng Anh tăng cường, TP.HCM đã thu hút tuyển dụng và giữ chân được nhiều giáo viên tiếng Anh giỏi, có cả trình độ bằng cấp châu Âu. Có thể nói tiếng Anh tăng cường là đề án đột phá của TP” – vị cán bộ này đánh giá.

Đ Khương Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)