Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Thúc đẩy giao lưu hợp tác quốc tế

Tạp Chí Giáo Dục

Các trưng hc ti TP.HCM ngày càng t tin đón các đoàn hc sinh, giáo viên quc tế đến giao lưu, trao đi văn hóa và giáo dc. Hc sinh, giáo viên Vit Nam lưu loát “bn” tiếng Anh vi ngưi nưc ngoài. Giao lưu hp tác quc tế đang tr thành đim nhn ca giáo dc TP.HCM, là mt trong nhng nhim v trng tâm ca ngành giáo dc thành ph trong nhiu năm nay.

Giờ học toán bằng tiếng Anh của lớp 6/4, Trường THCS Minh Đức với học sinh Singapore

Đặt trong bối cảnh Bộ Chính trị yêu cầu từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học và TP.HCM được Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ thí điểm đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học thì việc TP.HCM đẩy mạnh giao lưu hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo là hướng đi trúng và đúng.

Các tiết hc “chuyn ng

Giờ học toán lớp 6/4, Trường THCS Minh Đức (quận 1) với bài hoạt động trải nghiệm diễn ra hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đây là lần đầu tiên cả cô và trò mạnh dạn “chuyển ngữ” 1 tiết học toán thông thường sang dạy và học bằng tiếng Anh để các vị khách đặc biệt là học sinh, giáo viên Trường Tampines Secondary School (Singapore) cùng tham gia trải nghiệm.

Lần đầu thực hiện tiết “chuyển ngữ”, cô Nguyễn Hồng Phúc – giáo viên toán, Trường THCS Minh Đức cho biết: “Khả năng tiếng Anh của tôi ở mức nghe, nói, giao tiếp thông thường. Tuy nhiên, để dạy được tiết toán bằng tiếng Anh lại đòi hỏi thêm giáo viên khả năng tiếng Anh chuyên ngành. Do vậy, để thực hiện tiết học, buộc kế hoạch bài dạy phải thực sự chi tiết, giáo viên phải học từ trước các thuật ngữ toán học sẽ sử dụng trong giờ dạy…”.

Tiết mỹ thuật lớp 5/2, Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học (quận 1) mới đây cũng đón những vị khách đặc biệt là học sinh, giáo viên Trường New Town Primary School tham gia học tập cùng. Tiết học được chuyển ngữ bằng tiếng Anh, học sinh trong lớp tự tin trao đổi, hỗ trợ học sinh nước bạn hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên giao trong giờ học.

Tại Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học, các tiết học “chuyển ngữ” hàng năm được đều đặn diễn ra, trở thành “đặc sản” của nhà trường trong mỗi lần đón đoàn học sinh, giáo viên quốc tế sang giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm.

“Điều đặc biệt là nhà trường không chuẩn bị sẵn 1 tiết học để trường bạn tham dự mà dựa trên chính thời khóa biểu của các khối lớp, trúng tiết nào giáo viên sẽ xây dựng tiết học đó, chỉ thay đổi kế hoạch bài dạy để làm sao học sinh nước bạn cũng có thể dễ dàng tương tác, tham gia cùng. Đến nay, giáo viên khá tự tin khi xây dựng tiết học chuyển ngữ, học sinh cũng rất hào hứng, tự tin khi trò chuyện với bạn bè quốc tế…” – cô Trần Bé Hồng Hạnh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học chia sẻ.

Theo cô Hạnh, với đặc thù trường mô hình tiên tiến, hội nhập, yêu cầu đầu ra là 50% học sinh lớp 5 đạt chứng chỉ quốc tế. Việc dạy tiếng Anh của trường ngoài các tiết theo quy định của Bộ GD-ĐT, nhà trường tăng cường thêm 4 tiết, trong đó có 2 tiết toán – khoa và 2 tiết giao tiếp cho 100% học sinh toàn trường. Đồng thời tăng cường CLB luyện thi chứng chỉ và giao tiếp tiếng Anh. Hàng năm thống kê có tới trên 70% học sinh khối 5 của trường đạt chứng chỉ quốc tế, khoảng 30% trong đó có từ 2-3 chứng chỉ quốc tế.

Giáo viên “chuyn mình”

Cô Trần Thúy An – Hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức thông tin, mỗi năm trường đón từ 2-3 đoàn học sinh, giáo viên quốc tế ở các quốc gia như Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc qua giao lưu, học tập, đồng thời trường cũng tổ chức từ 1-2 đoàn học sinh nhà trường qua các trường nước bạn giao lưu. Các chương trình giao lưu tập trung vào giao lưu văn hóa, giới thiệu các nét đặc trưng về trường, về thành phố và đất nước. Đặc biệt, học sinh, giáo viên 2 nước sẽ cùng tham gia vào các tiết học để trải nghiệm thực tế.

“Thông thường các tiết học cùng học sinh quốc tế, nhà trường sẽ không để giáo viên tiếng Anh đứng lớp, thay vào đó trường mạnh dạn giao các thầy cô bộ môn như lịch sử và địa lý, mỹ thuật, toán, khoa học tự nhiên đứng lớp giảng dạy các môn học đó bằng tiếng Anh. Những giáo viên này đều có năng lực giao tiếp tiếng Anh, vì thế khi được giao thêm nhiệm vụ dạy các môn học mình phụ trách bằng tiếng Anh sẽ vừa là thử thách, vừa là cơ hội để thúc đẩy năng lực mỗi giáo viên” – cô An chia sẻ.

Từ việc tận dụng được lợi thế của giáo viên và mạnh dạn giao việc, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức đánh giá, các chương trình giao lưu hợp tác quốc tế đã tác động rõ rệt đến việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh của nhà trường. Học sinh được giao lưu, tìm hiểu văn hóa và thực hành giao tiếp với nước bạn nên các em rất tự tin. Với riêng giáo viên, giao lưu trở thành một trong những yếu tố thúc đẩy thầy cô nâng cao ngôn ngữ, chuyên môn, nhập cuộc chung với dòng chảy hội nhập quốc tế chứ không chỉ dừng ở giáo viên tiếng Anh. Thậm chí, giáo viên giáo dục thể chất, khi được giao nhiệm vụ thiết kế trò chơi dân gian trong chương trình giao lưu thì thầy cô cũng phải chủ động trau dồi thêm khả năng tiếng Anh để hướng dẫn học sinh, giáo viên nước bạn tham gia.

“Sau mỗi lần giao lưu với nước bạn, nhà trường lại phát hiện thêm những giáo viên có tố chất để tiếp lửa cho thầy cô nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng tiếng Anh ngay trong các hoạt động giáo dục thường ngày chứ không phải đợi đến khi có các đoàn giao lưu quốc tế. Đội ngũ giáo viên này sẽ là lực lượng nòng cốt để thúc đẩy việc dạy học bằng tiếng Anh ở nhà trường, nhất là bối cảnh đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học” – cô An thông tin.

Đưa hc sinh vươn ra thế gii

Tại Trường THPT Marie Curie (quận 3), giao lưu hợp tác quốc tế được đánh giá là thế mạnh của thầy và trò nhà trường. Hàng năm, trường đón nhiều đoàn học sinh, giáo viên đến từ nhiều quốc gia như Pháp, Nhật, Hàn… qua giao lưu, học tập, đồng thời cũng đưa nhiều đoàn học sinh nhà trường qua nước bạn trải nghiệm.

Thầy Nguyễn Vân Yên – Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie thông tin, nhà trường xác định giao lưu hợp tác quốc tế là cơ hội để học sinh, giáo viên nhà trường có thể “vươn tầm” ra với thế giới. Qua mỗi chuyến giao lưu là một lần học sinh, giáo viên nhà trường được cọ xát thêm về kiến thức, kỹ năng, hiểu biết, nâng cao thêm khả năng ngôn ngữ.

Đại diện nhà trường đánh giá, trong bối cảnh TP.HCM đang xây dựng tiêu chí để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học, thì giao lưu hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo sẽ là một trong những phương thức hiệu quả, tác động mạnh mẽ đến việc tạo môi trường dạy và học tiếng Anh của trường.

Trong khi đó, tại Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (quận Tân Bình), không chỉ dừng ở giao lưu với học sinh, giáo viên trường bạn, học sinh của trường còn mạnh dạn đề xuất nhà trường tổ chức giao lưu quốc tế với trường đại học quốc tế để tìm kiếm thêm các cơ hội, học bổng du học.

Thầy Lâm Triều Nghi – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (quận Tân Bình) đánh giá cao về hiệu quả giao lưu hợp tác quốc tế trong giáo dục phổ thông đối với việc dạy và học tiếng Anh của nhà trường. Theo thầy, 100% học sinh toàn trường tham gia học tiếng Anh tăng cường, giúp nâng cao năng lực tiếng Anh của các em khá tốt. Do vậy, các chương trình giao lưu hợp tác quốc tế sẽ tạo ra thêm môi trường để các em trau dồi khả năng ngôn ngữ, nâng cao kỹ năng hội nhập quốc tế.

Đ Giang Quân

Bình luận (0)