Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: TP.HCM sẽ đẩy mạnh dạy và học các môn học khác nhau bằng tiếng Anh

Tạp Chí Giáo Dục

Giám đc S GD-ĐT TP.HCM cho biết trong năm hc này thành ph s tp trung xây dng b tiêu chí đưa tiếng Anh tr thành ngôn ng th 2 trong trưng hc, trong đó tính đến m rng dy và hc các môn hc khác nhau bng tiếng Anh.

Một giờ học tiếng Anh qua môn toán và khoa học của học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Gò Vấp)

Trao đổi với Giáo dục TP.HCM về lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học tại TP.HCM, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu thông tin, hiện nay Sở GD-ĐT đã và đang chuẩn bị nội dung, giao các phòng chuyên môn nghiên cứu xây dựng dự thảo bộ tiêu chí để công nhận trường học đưa tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 trong nhà trường trên địa bàn thành phố. Trong đó, tính đến các yếu tố gồm giảng dạy, sinh hoạt, sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, dạy và học…

“Trước hết, mong muốn của Sở GD-ĐT là sẽ tăng số giờ học ở các môn học khác nhau học sinh được học bằng tiếng Anh chứ không phải chỉ có môn tiếng Anh thông thường. Bộ tiêu chí sẽ tính đến các yếu tố như số môn học sẽ được dạy bằng tiếng Anh, số giờ học học sinh nói tiếng Anh trong nhà trường…”.

Theo ông Hiếu, năm học 2024-2025, sở sẽ tập trung xây dựng bộ tiêu chí để áp dụng thí điểm trong năm học 2025-2026. Tiêu chí sẽ được đặt ra với riêng từng bậc học, từ bậc mầm non đến THPT. Sở GD-ĐT sẽ tổ chức nhiều hội thảo lấy ý kiến chuyên gia để xây dựng dự thảo bộ tiêu chí. Sau khi hoàn thành sẽ tiếp tục được lấy ý kiến các nhà khoa học, đánh giá, góp ý, thẩm định trước khi trình UBND TP.HCM ban hành, đưa vào triển khai thí điểm.

Q.Gò Vp tăng thi lưng dy tiếng Anh cho hc sinh tiu hc

“Kết luận số 91 của Bộ Chính trị đặt ra yêu cầu từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học. Thực tế hiện nay tiếng Anh đang được dạy trong trường học như một ngoại ngữ. Như vậy, khi đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 đặt ra yêu cầu học sinh phải được tiếp cận các môn học khác nhau bằng tiếng Anh, chứ không chỉ dừng ở việc dạy học tiếng Anh đơn thuần.

Điều này đặt ra vai trò cho các nhà trường phải chuẩn bị cho học sinh một nền tảng tiếng Anh tốt, không chỉ ở môn tiếng Anh mà được tiếp cận nhiều môn học khác bằng tiếng Anh. Theo tôi, có thể nhân rộng các chương trình dạy và học tiếng Anh qua môn toán và khoa học đang được thành phố thực hiện ở một số trường học trên địa bàn thành phố, từ đó làm nền để mỗi nhà trường đánh giá, mạnh dạn triển khai giảng dạy ở các môn học khác.

Để chuẩn bị lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học, quận Gò Vấp tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học tiếng Anh theo chương trình tiếng Anh của Bộ GD-ĐT ở các khối lớp: dạy tiếng Anh tự chọn ở lớp 1, 2 thời lượng 2 tiết/tuần; tiếng Anh bắt buộc 4 tiết/tuần ở khối 3, 4, 5. Đặc biệt, từ năm học này quận triển khai thêm việc tăng cường dạy củng cố thêm môn tiếng Anh với thời lượng từ 1-2 tiết/tuần (miễn phí) ở khối 3, 4, 5 tùy đặc thù từng nhà trường. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao hiệu quả việc dạy và học tiếng Anh của các chương trình nhà trường”.

Ông Trnh Vĩnh Thanh
Trưng phòng GD-ĐT qun Gò Vp

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá, TP.HCM có nhiều thuận lợi để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học. Chương trình tiếng Anh tăng cường được thành phố triển khai từ những năm học 1998-1999, tổ chức giảng dạy tiếng Anh cho học sinh từ lớp 1, với sự đồng thuận lớn của phụ huynh học sinh; Bên cạnh đó là các chương trình tiếng Anh với người nước ngoài, tiếng Anh Đề án 5695, tiếng Anh với phần mềm bổ trợ…

Đến nay, 99% học sinh thành phố được tiếp cận với tiếng Anh từ lớp 1, trong khi đó Chương trình GDPT 2018 Bộ GD-ĐT chỉ bắt buộc dạy tiếng Anh từ lớp 3. Hiện nay, toàn thành phố đã có nhiều trường học từ tiểu học đã dạy và học toán khoa học bằng tiếng Anh, nhiều trường thực hiện Đề án 5695 tích hợp chương trình Anh và Việt Nam… Đây là bước đệm thuận lợi tạo điều kiện và môi trường rất tốt để học sinh tiếp cận với tiếng Anh theo nhiều cách thức khác nhau chứ không phải là một ngoại ngữ đơn thuần, rèn luyện khả năng tư duy ngôn ngữ cho học sinh. Thực tế cho thấy, nhiều học sinh thành phố khi tiếp cận với chương trình này sau khi hoàn thành bậc THPT các em đã rất tự tin để giao tiếp, đủ điều kiện và năng lực để học tập ở các môi trường quốc tế…

Thí đim giáo viên b môn dy các môn hc khác bng tiếng Anh

“Trong thời gian tới, để đẩy mạnh việc giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường, cũng như chuẩn bị lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2, nhà trường sẽ tạo điều kiện để các giáo viên bộ môn có năng lực tiếng Anh được phát huy khả năng dạy môn học của mình bằng tiếng Anh. Nhà trường sẽ thẩm định các tiết dạy bộ môn bằng tiếng Anh, nếu đảm bảo chất lượng chuyên môn sẽ chính thức thông qua hội đồng trường xin cơ chế để phát triển bền vững.

Nhà trường đang tính sẽ tổ chức các tiết dạy bộ môn bằng tiếng Anh trong buổi 2. Thời lượng dạy có thể từ 2-3 tuần/tiết, thí điểm đối với lớp tiếng Anh tăng cường. Hiện nay, nhà trường có quỹ phát triển sự nghiệp giáo dục, khuyến khích thầy cô nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Tùy từng khóa học thầy cô tham gia, quỹ sẽ hỗ trợ một phần hoặc toàn phần học phí. Việc nâng cao năng lực tiếng Anh hiện nay cũng được quỹ hỗ trợ nếu thầy cô đăng ký học”.

Trn Thúy An
Hiu trưng Trưng THCS Minh Đc (qun 1)

Thun li trưng tiên tiến hi nhp

“Với đặc thù trường mô hình tiên tiến, hội nhập, yêu cầu đầu ra là 50% học sinh lớp 5 đạt chứng chỉ quốc tế. Việc dạy tiếng Anh của trường ngoài các tiết theo quy định của Bộ GD-ĐT, nhà trường tăng cường thêm 4 tiết, trong đó có 2 tiết toán – khoa và 2 tiết giao tiếp cho 100% học sinh toàn trường. Đồng thời tăng cường CLB luyện thi chứng chỉ và giao tiếp tiếng Anh. Hàng năm thống kê có tới trên 70% học sinh khối 5 của trường đạt chứng chỉ quốc tế, khoảng 30% trong đó có từ 2-3 chứng chỉ quốc tế. Đây là nền tảng thuận lợi để nhà trường đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2”.

Trn Bé Hng Hnh
Hiu trưng Trưng Tiu hc Nguyn Thái Hc (qun 1)

“Cơ bản với 99% người dân thành phố rất ủng hộ chủ trương dạy và học tiếng Anh của TP.HCM. Sự ủng hộ của phụ huynh cùng với đa dạng các chương trình, phương thức giảng dạy đã tạo ra nền tảng cho học sinh. Đặc biệt, việc thành phố mạnh dạn đẩy mạnh giảng dạy tiếng Anh từ sớm song song với các cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ cũng giúp thu hút được đội ngũ giáo viên tiếng Anh giỏi, vững chuyên môn, nghiệp vụ… Đây là thuận lợi bước đầu của thành phố khi đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học” – ông Hiếu đánh giá.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Hiếu, khi đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong nhà trường thì ngân sách Nhà nước sẽ phải được tăng cường đầu tư. Bên cạnh đó, TP.HCM sẽ tăng cường bồi dưỡng giáo viên, giáo viên dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, giai đoạn trước mắt chưa có nhiều điều kiện thì thành phố tính đến việc xã hội hóa, thí điểm từ các trường học có điều kiện, mời giáo viên tiếng Anh bản ngữ giảng dạy một số môn khoa học. Sau đó sẽ thí điểm với các trường công lập sử dụng ngân sách để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2, có thể sẽ thực hiện đầu tiên với các trường theo mô hình tiên tiến hội nhập quốc tế.

Đ Giang Quân

Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học: Thúc đẩy giao lưu hợp tác quốc tế

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)