Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Tiếng hát bay cao từ sân trường

Tạp Chí Giáo Dục

Với những cố gắng không ngừng của bản thân, ca sĩ Võ Hạ Trâm vừa được vinh danh là một trong 6 công dân trẻ tiêu biểu của TP.HCM năm 2015.

Ca sĩ Võ Hạ Trâm trong buổi vinh danh Công dân trẻ tiêu biểu của TP.HCM 2015. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng

Võ Hạ Trâm là một trong những ca sĩ quen thuộc và được nhiều khán giả trẻ yêu thích, đặc biệt là các khán giả tuổi học trò, khởi đầu là giải nhất Tiếng hát măng non năm 2003. Thời gian học ở Trường THPT Phú Nhuận đã tạo cho Trâm nhiều “bệ phóng” để gặt hái được những thành quả như ngày hôm nay. Cuối năm lớp 10, Trâm được bạn bè “xúi” tham gia cuộc thi Tuổi đời mênh mông do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, Trâm đã giành giải cao nhất. Chính Trâm cũng là người “đầu têu” tập hợp các bạn đam mê ca hát trong Trường Phú Nhuận thành lập nhóm P.N tham gia Liên hoan Chú ve con 2006. Nhóm P.N đã đoạt giải nhất còn Trâm đoạt giải Giọng ca nữ xuất sắc nhất. Sau đó, Hạ Trâm lại tiếp tục khẳng định mình với danh hiệu Ngôi sao Tiếng hát truyền hình TP.HCM 2007 đồng thời nhận luôn giải Thí sinh được khán giả yêu thích nhất. Album đầu tay chủ đề Hát của Trâm thành công ngoài dự kiến. Được khán giả tuổi học trò rất hâm mộ nhưng Trâm lúc nào cũng rất khiêm tốn. Cô tâm sự rằng mình có quá nhiều may mắn khi “sở hữu” chất giọng cao, được ba mẹ cho học hành bài bản từ nhỏ, được thầy cô dạy dỗ hết lòng và được nhiều thứ hạng cao trong các cuộc thi hát nên càng phải cố gắng nhiều hơn nữa.

Với niềm đam mê âm nhạc từ nhỏ và luôn ước mơ trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, Hạ Trâm đã cố gắng phấn đấu trong học tập và thi đậu vào Nhạc viện TP.HCM. Vừa qua, Võ Hạ Trâm cũng đã tốt nghiệp cử nhân loại xuất sắc đại học chính quy chuyên ngành thanh nhạc của Nhạc viện TP.HCM. Võ Hạ Trâm chia sẻ: “Trong thời gian học ở Nhạc viện, Trâm luôn tự nhủ phải cố gắng học cho thật giỏi. Có rất nhiều lời mời tham gia ca hát nhưng Trâm chỉ nhận lời ở những sân chơi phù hợp với giọng ca của mình. Trâm chọn dòng nhạc truyền thống để làm hướng đi chính cho mình trong tương lai vì Trâm rất yêu thích dòng nhạc này.

Trong các năm 2012, 2013, 2014, Hạ Trâm liên tục được Thành đoàn TP.HCM, Đài Truyền hình TP.HCM cử tham gia các hoạt động lưu diễn phục vụ chiến sĩ và bà con Nhân dân tại huyện đảo Trường Sa. Đó là niềm vinh dự rất lớn với Hạ Trâm mà không phải ca sĩ trẻ nào cũng có được.

Hỏi Hạ Trâm, có phải ca sĩ chỉ cần có ngoại hình và giọng hát ổn là được, Hạ Trâm thẳng thắn: “Lúc đầu Trâm cũng từng nghĩ thế. Nhưng sau đó nhận ra rằng để theo đuổi con đường này, bản thân không ngừng trau dồi khả năng, học hỏi và khám phá. Ai cũng có thể hát hay nhưng hơn nhau ở chỗ là vốn kiến thức tiếp thu được”.

Trong các năm 2012, 2013, 2014, Hạ Trâm liên tục được Thành đoàn TP.HCM, Đài Truyền hình TP.HCM cử tham gia các hoạt động lưu diễn phục vụ chiến sĩ và bà con Nhân dân tại huyện đảo Trường Sa. Đó là niềm vinh dự rất lớn với Hạ Trâm mà không phải ca sĩ trẻ nào cũng có  được.

Được nhận danh hiệu Công dân trẻ tiêu biểu của TP.HCM 2015, Võ Hạ Trâm không kìm được niềm vui và sự hạnh phúc, nữ ca sĩ chia sẻ: “Với Trâm, giải thưởng Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2015 là một niềm vinh dự và hạnh phúc. Đây là một hành trang đặc biệt trên con đường sắp tới của Trâm, giúp Trâm cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa”.

Năm 2016 hứa hẹn sẽ là năm bùng nổ của Võ Hạ Trâm với nhiều dự án trong âm nhạc cùng việc đa dạng hình ảnh của mình hướng tới nhiều đối tượng khán giả hơn.

M.Nguyên

Bình luận (0)

Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Tiếng hát bay cao từ sân trường…

Tạp Chí Giáo Dục

Niềm vui của cha con Lê Thái Sơn

Đó chính là Lê Thái Sơn (học sinh lớp 11 Trường THPT Tháp Chàm (Ninh Thuận) – người đã vượt qua hơn 2.000 thí sinh lứa tuổi teen trên toàn quốc cũng như chinh phục toàn bộ Ban giám khảo với phong cách biểu diễn ấn tượng, sáng tạo của mình để “rinh” được chiếc cúp vô địch cuộc thi Tiếng ca học đường 2009 do Đài truyền hình TP.HCM tổ chức.
Những “bí mật” được “bật mí”
* Nếu không có người anh bà con của Sơn ở TP.HCM “xúi” thì cậu học trò này đã không dám đăng ký tham gia cuộc thi này vì hơi mặc cảm: “Mình là dân nhà quê nhút nhát, ca hát chỉ bằng bản năng thì khó lòng “qua mặt” được các bạn thị thành dạn dĩ, đã từng học qua một số trường lớp về thanh nhạc…”.
* Lọt qua vòng thử giọng, bán kết rồi vào top 12 thí sinh của vòng chung kết, Sơn đã “loại bỏ” những suy nghĩ ấy trong đầu, tự tin hẳn lên. Khi Ban giám khảo hỏi: “Em nghĩ gì nếu mình là thí sinh đoạt giải cao nhất cuộc thi này?”. Sơn rất bình tĩnh trả lời: “Em nghĩ cuộc thi này không là một gánh nặng bắt buộc em phải đạt danh hiệu cao nhất mà hơn hết, em muốn vượt qua thử thách của chính bản thân mình. Em tin mình sẽ đi đến chặng đường cuối của cuộc thi…”.
* Là chàng trai thuộc thế hệ 9X (sinh năm 1992) tại Ninh Thuận trong một gia đình không có ai hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nhưng từ nhỏ Sơn đã rất đam mê âm nhạc. Ba mẹ Sơn cho biết: “Hồi đó, phải có âm nhạc thì Sơn… mới chịu ngủ, không thì cứ khóc nhè hoài!”.
 * Sơn hiện là một cây văn nghệ của Trường THPT Tháp Chàm. Bất kỳ chương trình văn nghệ cũng như cuộc thi nào của trường, lớp tổ chức, không bao giờ thiếu mặt Sơn. Cậu ấy cũng đã chứng minh được năng khiếu của mình bằng một số giải thưởng ca hát tại quê nhà: giải nhì đơn ca học sinh 2009, giải nhất cuộc thi các nhóm nhạc 2008.
* Ngoài ca hay, Sơn còn là một học sinh giỏi suốt 11 năm liền đồng thời rất nhiệt tình với các hoạt động Đoàn, công tác xã hội… Bản tính hiền lành, thân thiện, hòa đồng, cậu ấy luôn được bạn bè, thầy cô yêu mến. Chính vì vậy khi nhận được giải thưởng cao lần này, vừa về tới quê nhà, Sơn đã khao mọi người một bữa tiệc… hậu hĩ.
* Thật bất ngờ khi biết được, thần tượng âm nhạc của Sơn không phải là các ca sĩ tuổi teen đồng trang lứa hiện nay mà chính là ca sĩ Tuấn Ngọc và cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tuy nhiên, trong phong cách thể hiện, cậu ấy luôn sáng tạo mà không hề bị ảnh hưởng của bất kỳ ca sĩ nào.
* Hơn một tháng ở TP.HCM tham gia cuộc thi, Sơn đều có sự đồng hành của người cha thân yêu của mình. Nhìn cha của Sơn hồi hộp theo dõi từng bước đi của con từ dưới khán đài, rồi khi nghe MC xướng tên con mình với giải nhất, ông đã nhảy ào lên sân khấu ôm hôn con thật xúc động.
 * Với giải thưởng 25 triệu đồng, Sơn dành hết cho việc học. Năm này lên lớp 12, cậu ấy sẽ cố gắng học thật tốt, đồng thời luôn trau dồi kiến thức âm nhạc và rèn luyện khả năng vũ đạo của mình ngày càng điêu luyện hơn để sau khi tốt nghiệp sẽ thi vào Nhạc viện TP.HCM thực hiện ước mơ trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp.
Một phát hiện bất ngờ của Ban giám khảo
So với 12 thí sinh vào vòng chung kết, Lê Thái Sơn có ngoại hình không mấy ấn tượng. Nhỏ nhắn với đôi kính cận cùng nước da rám nắng, không ai nghĩ chàng trai này sẽ bước lên bục cao nhất. Nhưng khi Sơn cất lên giọng hát, những ai khó tính nhất cũng phải công nhận khả năng thiên phú mà cậu may mắn sở hữu.
NSND Trần Hiếu nhận xét: “Trong quá trình tập luyện, tôi đã đánh giá cao giọng hát cũng như phong cách biểu diễn của Sơn. Dù không nói ra nhưng tôi cũng tin là em sẽ chiến thắng với giải thưởng cao. Một tính cách nữa mà tôi rất quý em đó là khả năng luôn cầu tiến và học hỏi, luôn thực hiện nghiêm túc những yêu cầu mà người hướng dẫn đề ra…”. Còn nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện thì: “Trong hầu hết các đêm chung kết, Sơn đều chọn các ca khúc mang giai điệu pop – ballad như Hoa phượng đỏ, Người thầy, Tháp chàm quê hương tôi… Sơn đã biết tận dụng ưu điểm của mình là có giọng hát khỏe, dày, trầm ấm cùng lối xử lý bài hát thông minh nên đã chọn những ca khúc giai điệu nhẹ nhàng và đã nhập vào tiết tấu này một cách có hồn. Điều quan trọng nữa là Sơn hát rất rõ lời, mỗi lần xuất hiện là mang đến cho khán giả sự sáng tạo mới và đầy bất ngờ…”.
Nhạc sĩ Ngọc Châu chia sẻ: “Đêm chung kết xếp hạng, với hai ca khúc Bản hùng ca chim lạc ( Lê Quang) và Ánh mắt của cha (Minh Châu), một lần nữa Sơn đã thể hiện lối hát sâu, tình cảm và chững chạc, thể hiện được ý chí vươn lên của những người con dải đất miền Trung. Nghe cậu học trò này hát mà tôi… sởn da gà vì xúc động”.
SONG MINH