Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Tiếng nói từ hiệu trưởng

Tạp Chí Giáo Dục

Luôn vì lợi ích học sinh
Để có một ngôi trường phát triển về mọi mặt, nhất là chất lượng dạy và học, đầu tiên phải có sự chăm lo về cơ sở vật chất. Một ngôi trường chật hẹp, thiếu phòng học, trang thiết bị không đáp ứng được yêu cầu công tác dạy học thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả đào tạo. Thế nhưng không phải ngôi trường nào có cơ sở vật chất tốt, khang trang là mọi mặt hoạt động đều tốt. Yếu tố quyết định đến tính bền vững sự phát triển của một đơn vị giáo dục còn tùy thuộc vào cách quản lý của ban lãnh đạo. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường thường được đào tạo bài bản về lý luận và đã kinh qua nhiều hoạt động đoàn thể, chính quyền, công đoàn nên không thể yếu kém về năng lực tổ chức, điều hành. Tuy nhiên, một phẩm chất đòi hỏi cao hơn ở những cán bộ quản lý trong ban giám hiệu là phải toàn tâm, toàn ý vì mục đích chung của nhà trường. Điều đó có nghĩa là luôn luôn đặt quyền lợi của tập thể lên trên hết. Chúng ta đã có câu khẩu hiệu rất thiết thực: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Mọi việc làm dù khó khăn nhưng nếu biết hướng đến quyền lợi của học sinh thì rất dễ thành công. Luôn đưa ra ý kiến là phải làm sao cho học sinh có điều kiện tốt nhất trong học tập, thuận lợi trong sinh hoạt… Trong quá trình làm việc có thể xảy ra sai sót nhưng nếu là công việc vì mục đích chung thì sau đó sẽ được khắc phục nhanh. Còn làm việc theo kiểu tư lợi thì dù lấp liếm bằng mọi cách cũng không được tập thể “tâm phục khẩu phục”.
Theo tôi, đó là một trong những bí quyết đem lại thành công cho người cán bộ quản lý trong công tác lãnh đạo ở các trường học.
Nguyễn Hữu Hạnh
(Hiệu trưởng Trường THCS Đống Đa, Q.Bình Thạnh)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)