Tiếng ồn hồng được phát trong thời gian cụ thể khi ngủ giúp tăng cường giấc ngủ sâu hay giấc ngủ sóng chậm cho những người bị suy giảm nhận thức nhẹ, có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Bác sĩ Roneil Malkani, giáo sư thần kinh học tại Đại học Y Fernberg thuộc Đại học Tây Bắc (Mỹ), chia sẻ trên Psychcentral: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy giấc ngủ sâu hay giấc ngủ sóng chậm là mục tiêu điều trị khả thi và tiềm năng quan trọng cho người bị suy giảm nhận thức nhẹ. Kết quả làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của chúng ta về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với bộ nhớ, ngay cả khi bị mất trí nhớ”.
Theo nghiên cứu, có mối quan hệ đáng kể giữa việc tăng cường giấc ngủ sâu bằng âm thanh hồng và trí nhớ.
Các chuyên gia đã chuẩn bị kích thích âm thanh là tiếng ồn hồng (tương tự như tiếng ồn trắng nhưng sâu hơn). Hệ thống theo dõi hoạt động não của người tham gia nghiên cứu. Khi người đó ngủ và sóng não chậm, hệ thống phát ra âm thanh. Nếu họ tỉnh dậy, âm thanh ngừng phát.
Qua nghiên cứu thực nghiệm, các chuyên gia phát hiện ra những người có bộ não phản ứng mạnh mẽ nhất với kích thích âm thanh hồng khi ngủ, trí nhớ được cải thiện thể hiện qua chất lượng các bài kiểm tra vào sáng hôm sau. Nói cách khác, có mối quan hệ đáng kể giữa việc tăng cường giấc ngủ sâu bằng âm thanh hồng và trí nhớ.
Qua nghiên cứu thực nghiệm, các chuyên gia phát hiện ra những người có bộ não phản ứng mạnh mẽ nhất với kích thích âm thanh hồng khi ngủ, trí nhớ được cải thiện thể hiện qua chất lượng các bài kiểm tra vào sáng hôm sau. Nói cách khác, có mối quan hệ đáng kể giữa việc tăng cường giấc ngủ sâu bằng âm thanh hồng và trí nhớ.
Giấc ngủ sâu càng nhiều, phản ứng bộ nhớ càng tốt. Bác sĩ Roneil Malkani giải thích, giấc ngủ sâu rất quan trọng cho việc củng cố trí nhớ. Rối loạn giấc ngủ xảy ra ở những người bị suy giảm nhận thức nhẹ, thay đổi rõ rệt nhất bao gồm giảm thời gian ngủ sâu.
“Những kết quả này cho thấy cải thiện giấc ngủ là cách tiếp cận mới lạ đầy hứa hẹn để ngăn chặn chứng mất trí nhớ. Nó là phương pháp điều trị tiềm năng, mọi người có thể tự làm mỗi đêm”, ông Malkani nói với Psychcentral.
NT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)