Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tiếng thở dài của cư dân Nam Ô: Làng biển bên triền chân sóng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nép mình bên ghnh chân sóng, làng bin Nam Ô (phưng Hòa Hip Nam, qun Liên Chiu, Đà Nng) có b dày lch s hàng trăm năm. Cư dân làng bin sáng sm m mt nhìn thy bin. Làng bin còn ghi du lch s vi nhng di tích văn hóa tâm linh như Lăng Ông, miếu bà Liu Hnh, di tích Âm hn, Rú cm…

Làng quê bên ghnh chân sóng này tng là nơi qun t ca dân làng Nam Ô nhưng gi đây h đã phi di đi đ nhưng cho d án

Làng chài cui cùng còn sót li Đà Nng

Bà Trần Thị Liên, 80 tuổi, một cư dân làng biển Nam Ô ngồi day mặt về phía biển, nhìn biển thông qua lối mở tạm nho nhỏ giữa bức hàng rào bằng tôn cao quá đầu người, giọng chắc nịch: “Cả cuộc đời sống bên biển, mở mắt ra thấy biển, đêm nằm nghe tiếng sóng biển rì rào trong tiếng gió là biết ngày mai biển êm hay động. Chừ cho vàng cũng không đi. Đi thì nhớ biển, nhớ làng chịu chi nổi”.

Không nằm trong diện giải tỏa, nhưng ngôi nhà của vợ chồng bà lại sát ngay con đường bê tông nhỏ, bên kia đường thuộc về dự án khu du lịch. Bà bảo mình may mắn hơn hàng trăm gia đình khác ở làng này, phải di dời giải tỏa đi nơi khác. Bà lại làm dấu chỉ tay về phía biển, cách nơi bà ngồi tầm vài trăm mét, nếu không bị chắn bởi hàng rào tôn cao ngất, hẳn bức tranh làng biển phía trước thật tuyệt với hàng trăm con thuyền thúng máy neo trên bãi cát, những ngọn sóng bạc đầu vỗ vào ghềnh đá tung bọt trắng xóa, hàng dừa chạy dọc bãi biển gió đưa cành lá êm ru và cây xanh trên Rú cấm như tấm lá chắn xanh mướt che chở cho làng qua đận bão giông. Rú cấm vẫn còn, thuyền vẫn neo bãi bên ghềnh đá nhưng muốn nhìn phải đi bộ qua lối mở tạm xuống biển.

Người Nam Ô không giàu kinh tế nhưng làng Nam Ô có bề dày truyền thống với những di tích tâm linh không phải làng chài nào cũng có được. Đây cũng được xem là làng chài cuối cùng còn sót lại ở Đà Nẵng qua bao thăng trầm phát triển.

Người Nam Ô kể rằng, mảnh đất nép mình bên ngọn Hải Vân Quan lừng lững này, từng là nơi trú chân của Huyền Trân công chúa. Người con gái được vua Trần Anh Tông gả cho Chế Mân để mở rộng bờ cõi Đại Việt thêm châu Ô và châu Lý. Khi Chế Mân chết, vua Trần Anh Tông thương con, sai Trần Khắc Chung đi cứu. Trần Khắc Chung nói với người Chiêm cho công chúa ra bờ biển để chiêu hồn chồng về rồi cùng lên giàn hỏa. Trần Khắc Chung đưa Huyền Trân chạy ra đến Nam Ô, buổi ấy tháng 10, gió bấc thổi nên thuyền không thể ra khơi. Huyền Trân ở lại Nam Ô cho đến mùa gió Nam thổi. Khi cả đoàn lên thuyền, một vị tướng dưới quyền Trần Khắc Chung đã ở lại giữ chân giặc truy đuổi và trở thành người đầu tiên lưu đất Chiêm Thành. Người Nam Ô sau này đã tôn ông là tiền hiền và lập miếu thờ.

Ở Nam Ô còn nhiều miếu thờ tâm linh khác như miếu thờ bà Liễu Hạnh. Tương truyền Liễu Hạnh là công chúa con trời, ba lần từ bỏ cuộc sống đầy đủ trên thiên đình, xin vua cha xuống trần gian sống cuộc đời của một người phụ nữ bình dị với khát vọng tự do, hạnh phúc. Bà nhập thế đi chu du khắp nơi, kịp thời cứu giúp nhân dân qua tai ương, khổ nạn…

Ông Trần Ngọc Vinh, một cư dân Nam Ô nói rằng, làng biển Nam Ô khắc dấu một làng chài bãi ngang bởi phong tục thờ cá Ông, gọi là miếu thờ Lăng Ông. Người đi biển không lạ với cá Ông – vị thần giúp ngư dân thoát nạn trên biển trước cuồng nộ biển khơi. “Sống bên biển quen rồi. Quen với phong thổ, với hình bóng cha ông ngày ngày ra biển, với những chuyến biển trở về hân hoan đầy tôm cá. Quen với cả tiếng cát mặn lạo xạo dưới đôi chân trần ra biển đón cha…”, ông Vinh bộc bạch.

Nhưng đt cho d án khu du lch

Người Nam Ô sẽ không có tiếng thở dài nếu như không có một ngày cách đây dăm bảy năm về trước, hơn 600 hộ dân bên mép biển này nằm trong diện phải di dời, nhường đất cho dự án khu du lịch nghỉ dưỡng của Công ty cổ phần Trung Thủy Đà Nẵng. Với diện tích 36,5ha dành cho khu du lịch đủ để thấy một hình hài không gian làng biển bị khuyết vẹt.

Ban đầu những di tích như Lăng Ông, di tích Âm hồn, miếu bà Liễu Hạnh… dự kiến sẽ được di dời, tập trung thành một quần thể. Nhưng rồi trước nguyện vọng đau đáu của người dân, thành phố quyết định cho giữ lại di tích Lăng Ông. Mới đây nhất, ông Đàm Quang Hưng, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu cũng đã ký văn bản gửi thành phố đề nghị không di dời, giữ lại các di tích để trùng tu, tôn tạo, đảm bảo nguyên vẹn phục vụ tín ngưỡng, nhu cầu văn hóa của người dân địa phương, phát triển hệ thống du lịch tâm linh kết hợp du lịch cộng đồng sinh thái. Đồng thời đề nghị quy hoạch thêm hai lối xuống biển từ miếu bà Liễu Hạnh và di tích Âm hồn. Động thái ấy khiến lòng người dân Nam Ô vui. Ít nhất, dấu tích nơi cha ông lập làng vẫn còn đó, còn đường đi lối về khói hương giữ mảnh hồn làng, để mai này trong câu chuyện với cháu con, người Nam Ô còn cái để kể, để tìm về. Vui là vậy, nhưng ngẫm cũng chạnh lòng! Di tích bao năm là hồn vía của làng biển, là nơi mỗi con dân đến thắp nén nhang cầu những mùa biển thuận hòa, là nơi mỗi người đều ý thức tự trong lòng phải chung tay gìn giữ mà không cần đến một văn bản giấy trắng mực đen, nếu một mai không còn bóng dáng nếp nhà dân quần tụ quây quanh, biết đâu quần thể này sẽ trở nên trơ trọi, khác nào dấu tích!

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên

Kỳ tới: Ni nim gi nghc mm Nam Ô

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)