Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tiếng thở dài của cư dân Nam Ô: Nỗi niềm giữ nghề nước mắm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hơn khong 600 h dân thuc bn lp nhà bên ghnh đá Nam Ô nm trong din di di, gii ta nhưng đt cho d án, có ti gn 70 h dân làng nghc mm Nam Ô. V nơi mi cách bin 3, 4 cây s, din tích làm mm không có, nhiu ngưi dng ngh, mt s ít khác vì kế mưu sinh và đau đáu vi ngh cha ông, h quay tr li thuê hoc mua đt đ ni ngh

Bà Trn Th Liên – mt cư dân làng bin gn vi ngh làm nưc mm dù đã ngoài 70 vn âm thm gi ngh qua bao thăng trm

Thành danh t 700 năm trưc

Làng Nam Ô, trăm phần trăm cư dân làm nghề biển ven bờ. Đó là đặc trưng lâu đời của những làng biển miền Trung. Làng nghề nước mắm Nam Ô cũng thành danh từ 700 năm trước. Thứ nước mắm chắt chiu từ những con cá cơm than tươi do cư dân làng biển Nam Ô đánh bắt cộng với hạt muối Sa Huỳnh, Cà Ná cùng phong vị biển làm nên giọt nước mắm thơm lừng, ngon nhức răng. Bởi vậy, nhắc đến Nam Ô, người ta nhớ ngay đến nước mắm. Bà Trần Thị Liên – một cư dân hơn 50 năm gắn bó với nghề làm nước mắm bộc bạch “Xưa, chỉ cần mỗi sớm mai quảy quang gánh ra biển là mua được cá cơm về làm mắm. Ở làng ni, đàn ông đi biển, đàn bà ở nhà chăm con, làm nước mắm đã trở thành truyền thống rồi. Cuộc sống khó nghèo nhưng khi nào cũng thấy vui vẻ”. Bước qua tuổi 70, con cái đã phương trưởng, cuộc sống không đến nỗi nào nhưng bà Liên vẫn một mực giữ lửa nghề. “Cả cuộc đời gắn bó với nghề, chừ bỏ nghề thì cảm giác có lỗi với tiền nhân gầy dựng nên nghề. Bởi rứa còn sức thì cứ làm. Đôi khi bà cũng thấy mệt vì sức không bê nổi thùng mắm như thuở xưa nhưng cứ nghe điện thoại của bà con từ Hà Nội, Sài Gòn gọi đến đặt hàng là như được tiếp sức”.

Nước mắm được làm ra từ mỗi vụ cá rộ mùa. Vụ Nam, con cá bơi xuôi từ Nam ra Bắc. Vụ cá Bắc thì cá lại bơi ngược dòng con nước mạn Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế vào, ngang qua biển Đà Nẵng được bà con đánh bắt vào làm nước mắm. Số khác được chọn lựa kỹ càng từ những tàu bè ngư dân cập cảng Đà Nẵng vào bán. Thời buổi công nghệ phát triển, cũng như nhiều làng nghề thủ công khác, có lúc nước mắm Nam Ô gặp khó. Ông Trần Ngọc Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề nước mắm Nam Ô nhớ lại, năm 2004, UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt đề án phục hồi làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô. Theo đó làng nghề được bố trí 3ha rộng rãi cho hơn 100 hộ dân làng nghề xây dựng nhà ở và xưởng sản xuất. Làng nghề nước mắm đận ấy qua được cơn bỉ cực! “Năm 2015, bà con làng nghề muối 120 tấn cá, tính ra được khoảng 60 ngàn lít nước mắm. Năm 2017, số đó tăng lên 100 ngàn lít. Giá cả thị trường theo đó cũng tăng lên. Đầu năm 2018 đến nay dù chưa đến vụ cá chính nhưng bà con đã muối được 10 tấn cá cơm…”.

gn bin mà nh bin!

Nhưng chính những con số ấy vào thời điểm này lại không khẳng định được sự vững bền, tiến triển của làng nghề, khi mà hơn nửa số hộ dân theo nghề phải dời đi nơi khác vì dự án. Phần khác, chủ trưởng xả bản tàu thuyền công suất nhỏ gần bờ của thành phố, đặt ngư dân Nam Ô trước nguy cơ xa nghề, xa biển. Làng biển duy nhất còn sót lại ở Đà Nẵng cũng đứng trước nguy cơ biến mất. Bà Lê Thị Hội, một trong hai hộ dân làm nghề nước mắm ở Nam Ô, nằm trong diện di dời cách xa biển 3 cây số, tuổi cao lại không rành đi xe máy, mỗi ngày bà thuê xe thồ ít nhất 2 lượt về lại làng để làm mắm trên khu đất vừa mua được sau giải tỏa.

Ông Vinh bấm đốt ngón tay, trước đây làng nghề nước mắm Nam Ô có 112 hộ làm nghề. Dự án khu du lịch sinh thái đến, gần 70 hộ phải di dời, giải tỏa. Số giải dời đi, chỉ còn vài hộ quay về làng tiếp tục giữ lửa nghề vì kế mưu sinh và vì nhớ nghề của cha ông. Nơi ở mới không có không gian cho làm nước mắm, cuộc sống bấp bênh, nhất là những người đã cao tuổi. Mà làm nước mắm cũng tùy vào phong thủy trời đất, khí hậu mới ra được thứ mắm ngon đặc trưng của vùng đất. Nước mắm Nam Ô nức tiếng khắp nơi cũng nhờ cái phong thủy ấy.  “Hiệp hội cũng đã nhiều lần có đơn kêu cứu, đề nghị các cấp xem xét cho bà con có mặt bằng để làm nghề, đảm bảo chất lượng và vẫn… đang chờ. Nghề làm mắm, mọi thứ phải được đảm bảo quy trình. Con cá tươi phải rửa bằng nước biển, các dụng cụ trước khi tiến hành muối cá cũng phải rửa bằng nước biển để đảm bảo sạch, vệ sinh. Nếu nước mưa hay nước ngọt thấm vào, thùng cá muối sẽ hỏng, thối, cho chất lượng không ngon. Thiết nghĩ, dự án giải tỏa thì bà con đồng thuận nhưng cũng phải nghĩ cho bà con, vì đời sống kinh tế của họ và vì cả nét văn hóa làng biển đặc trưng mà mấy trăm năm cha ông gìn giữ”, ông Vinh bộc bạch.

Nói rồi, ông Vinh dẫn chúng tôi qua cánh cổng mở tạm giữa hàng rào do dự án dựng lên ngăn làng với khu đất của họ. Đi dọc con đường nhỏ vốn là lối ra biển của bà con dạo trước, hai bên đường là những lớp nhà đã giải tỏa, ngổn ngang gạch đá. Biển trước mặt. Sau lưng nay mai là khu du lịch. Làng biển hàng trăm năm bên chân sóng bị đẩy lùi lại phía sau. Ông Vinh nói, người làng biển mà một ngày không nhìn thấy biển, sao chịu cho thấu! Trong giọng nói nghèn nghẹn của người đàn ông có tới 40 năm bám biển, tự tay làm ra những giọt nước mắm thơm ngon có vị mặn chát của nỗi lòng âu lo về tương lai một làng nghề, và cả niềm phấp phỏng: Ở gần biển mà nhớ biển!

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)