Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tiếng Việt bị xâm lấn, hủy hoại

Tạp Chí Giáo Dục

Hiện nay, trong môi trường hội nhập quốc tế thì việc giao lưu văn hóa, tiếp biến ngôn ngữ là một thực tế hiện hữu không chỉ riêng Việt Nam mà cả các nước trên thế giới. Tuy nhiên, nếu không có một nền tảng văn hóa vững chắc thì người Việt dễ bị tiêm nhiễm, lai căng bởi những yếu tố văn hóa, ngôn ngữ nước ngoài. Những người hoạt động văn hóa, ngôn ngữ thể hiện trực tiếp hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí là phóng viên, diễn viên, nhân viên truyền hình… Đây là những người tiên phong trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa và ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên, đội ngũ này lại lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài và sử dụng tiếng Việt sai về từ ngữ và ngữ pháp. Cụ thể, sáng 17-4, trong chương trình Cà phê sáng của VTV3, khi thực hành cảnh đi xe trên địa hình du lịch rừng núi, đường khó đi, cô thực nghiệm nói đi loại xe này rất enjoy. Việc chêm xen vô lối giữa tiếng Việt và tiếng Anh ở tình huống này rất không đúng. Tại sao không nói “thích thú” mà nói “enjoy”, làm như thể mình siêu giỏi tiếng Anh. Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc…, cứ tưởng họ sẽ dùng tiếng Anh thông dụng trong các chương trình văn hóa, kinh doanh nhưng họ lại dùng ngôn ngữ của dân tộc mình. Tôi có dịp đi tham quan ở Hàn Quốc, tìm một bảng quảng cáo trên đường, các quán ăn bằng tiếng Anh hình như không có mà bằng tiếng Hàn. Trong khi đó ở Việt Nam, các nhà hàng, quán ăn, ngay cả quán ăn nhỏ cũng dùng tiếng Anh, mà tiếng Anh rất to còn tiếng Việt có chỗ không có hoặc có thì viết rất nhỏ ở dưới. Trong khu du lịch nổi tiếng của Hàn Quốc, nhân viên ở đó thậm chí rất kém tiếng Anh, không có bảng quảng cáo bằng tiếng Anh, chỉ có trong các tờ hướng dẫn du lịch. Tôi có hỏi cô hướng dẫn du lịch tại sao dân Hàn kém tiếng Anh vậy. Cô ấy bảo, tiếng Anh chỉ là một ngôn ngữ lựa chọn chứ không bắt buộc. Họ nói các công ty của nước họ có mặt trên thế giới thì cần gì biết tiếng Anh để làm việc…

Nếu ai “sức khỏe văn hóa” kém thì dễ bị tiêm nhiễm các virus văn hóa ngoại lai. Đáng buồn là những người cần phải quảng bá, giữ gìn bản sắc ngôn ngữ và văn hóa Việt thì hàng ngày lại làm cho các vấn đề thiêng liêng ấy bị xâm lấn, hủy hoại.

PGS.TS Lê Đc Lun (Đà Nng)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)