Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

“Tiếp sức” nhà giáo vùng cao

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng chiếc xe gn máy, máy tính xách tay đưc các mnh thưng quân gi đến các thy cô giáo vùng cao Qung Nam không ch đ tiếp sc cho công vic gieo ch mà đó còn là món quà tinh thn m áp cho mt năm mi nhiu hy vng!


Máy tính s h tr các giáo viên trong Chương trình GDPT mi

Món quà Tết ý nghĩa

Nhận chiếc máy tính xách tay từ CLB Kết nối Nam Trà My và nhóm Tình nguyện trẻ Đà Nẵng, cô giáo Hồ Thị Thuấn – giáo viên Trường THCS Trà Don (xã Trà Don, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) như trút được gánh lo việc chuẩn bị giáo án PowerPoint. Tròn một học kỳ kể từ ngày được ký kết hợp đồng giảng dạy, cô Thuấn thường phải nhờ đến chiếc máy tính văn thư của nhà trường để soạn giáo án. Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đòi hỏi giáo viên phải bắt nhịp với chuyển đổi số. Máy tính là một trong các trang thiết bị không thể thiếu để soạn bài, trình bày các bài giảng sinh động, trực quan cho học sinh. Nhưng không phải giáo viên nào cũng đủ điều kiện để mua sắm, nhất là với giáo viên vừa được ký hợp đồng, lương thu nhập khá ít ỏi như cô Thuấn. “Vì không thể mang máy tính về nhà nên tôi phải tranh thủ mọi thời gian để hoàn thành giáo án tại trường. Công việc vì thế khá vất vả. Nay được các mạnh thường quân tặng máy tính, tôi có thể chủ động soạn bài ở nhà vào bất cứ giờ nào. Với tôi, đây là món quà Tết ý nghĩa nhất”, cô Thuấn bộc bạch.

Nhà thầy giáo Trần Văn Bửu, giáo viên điểm trường Ông Tuấn, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Dơn – một trong những điểm trường khó của xã Trà Dơn cách trường ngót 30km. Thầy Bửu sinh ra trong gia đình khó khăn nên tốt nghiệp đại học, tâm nguyện của thầy về “cắm bản” để chia sẻ tình yêu thương dành cho những đứa trẻ vùng cao thiệt thòi. Mỗi tuần, từ điểm trường này thầy Bửu phải đi bộ hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ mới ra được đoạn đường có thể đi xe máy. Chiếc xe cà tàng ì ạch nhiều lúc tắt máy giữa rừng khiến thầy Bửu toát mồ hôi dắt bộ. Hôm nhận được tin nhắn từ CLB Kết nối Nam Trà My về việc được tặng xe máy để đến trường, thầy Bửu vui đến mất ngủ. “Để theo học đại học, tôi phải vay mượn ngân hàng và hiện vẫn còn nợ đến 70 triệu đồng. Chiếc xe máy vững chãi để đến trường chỉ là mơ ước. Bởi đồng lương hàng tháng đã phải trả tiền lãi đến 1 triệu đồng, ngoài ra phải nuôi 2 con nhỏ. Nay được tặng xe máy, tôi thấy như được tặng cả đôi chân. Mọi nhọc nhằn trên đường đến trường đã được trút bớt”, thầy Bửu nói.


Đưc tng xe máy, chng đưng đến trưng ca các thy cô giáo  vùng núi Nam Trà My s đ nhc nhn hơn

Những ngày đầu năm mới, mỗi câu chuyện của các thầy cô giáo “cắm bản” đều rưng rưng. Mỗi tuần, cô giáo Hoàng Hồng Huyện – giáo viên Trường Mầm non Phong Lan, nằm ở xã Trà Tập (huyện Nam Trà My) đều phải nhờ chồng chở đến trường vì không có xe máy. Nhà cách trường khoảng 25km, hai vợ chồng chỉ có một chiếc xe máy nên cứ đầu tuần, chồng cô Huyện lại phải chở vợ đến trường rồi về nhà. Chiều cuối tuần lại phải đi thêm một chặng đường trở lại đón vợ về. Cô Huyện dạy học ở điểm trường lẻ Răng Chuỗi, khi chồng chở đến trường trung tâm xã thì cô còn phải đi bộ vào gần 2 giờ đồng hồ mới đến được nơi dạy học. Vì thế đầu tuần nào hai vợ chồng cũng đèo nhau đi từ 4 giờ sáng, bất kể nắng, mưa. Hôm cầm trên tay chiếc chìa khóa xe máy mới, cô Huyện xúc động không nói nên lời: “Thế là từ nay cả hai vợ chồng đều có xe để đi làm, đi dạy rồi. Có thể về thăm con bất cứ lúc nào sau giờ dạy thay vì phải đợi tan buổi làm chồng em mới có thể đến đón về. Vất vả cho cả hai”.

Mong s nhn đưc nhiu s chung tay

Chúng tôi mang theo ưc vng ca thy V v xuôi. Khó khăn đâu đó vn còn ba vây nhng giáo viên “cm bn” vùng cao, hin hu mi ngày. Nhưng h vn thm lng vưt qua mi khó khăn, bám rng dy ch vi tình yêu dành cho nhng đa tr thit thòi.

Thầy Nguyễn Trần Vỹ – Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vừ A Dính – Chủ nhiệm CLB Kết nối Nam Trà My cho biết, đợt này chương trình đã trao quà cho 8 thầy cô “cắm bản” với 6 chiếc xe máy và 1 máy tính xách tay. “Lâu nay đã có nhiều chương trình chia sẻ khó khăn với học trò nhưng có lẽ đây là số ít trong những lần đồng hành cùng thầy cô giáo vùng cao. Quá trình khảo sát, chúng tôi thấy nhiều giáo viên còn rất khó khăn. Có giáo viên vừa mới ra trường, lương hợp đồng chỉ vỏn vẹn có 4 triệu/tháng. Có người vừa lập gia đình, hai vợ chồng chỉ có một chiếc xe gắn máy đã cũ, rồi cán bộ y tế trường học mỗi lần chở học sinh đi trạm xá phải mượn xe của đồng nghiệp… Hay nhiều giáo viên dù đang tiến dần đến Chương trình GDPT mới nhưng không có máy tính cá nhân để phục vụ việc giảng dạy, nhiều người phải đi mượn… Con số quà bằng hiện vật là xe máy và máy tính trao đi đầu năm này còn rất khiêm tốn, chúng tôi mong sẽ nhận được nhiều sự chung tay của các mạnh thường quân để có nhiều hơn hàng chục, trăm chiếc xe máy và máy tính để hỗ trợ các thầy cô giáo vùng cao trong năm mới 2023”.

Chúng tôi mang theo ước vọng của thầy Vỹ về xuôi. Khó khăn đâu đó vẫn còn bủa vây những giáo viên “cắm bản” vùng cao, hiện hữu mỗi ngày. Nhưng họ vẫn thầm lặng vượt qua mọi khó khăn, bám rừng dạy chữ với tình yêu dành cho những đứa trẻ thiệt thòi. “Nếu vì bất cứ một khó khăn nào đó mà mình chọn nơi thuận lợi hơn thì thiệt thòi mãi mãi thuộc về những đứa trẻ. Đó là điều mình không mong muốn. Vì thế, từ hoàn cảnh gia đình khó khăn như các em, mình nỗ lực đến giảng đường đại học, tu dưỡng kiến thức là để bây giờ trở về đây, chắp cánh ước mơ cho các em bước tiếp”, thầy Bửu nói. Và tôi tin, khát vọng của thầy Vỹ cũng như nhiều thầy cô khác đang ngày đêm ươm chữ ở vùng cao sẽ không đơn độc!

Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)