Hiện không ghi nhận ổ dịch viêm não vi rút tại các địa phương khác, tuy nhiên vẫn rải rác tiếp nhận các ca viêm não vi rút nhập viện (có trường hợp tử vong).

Liên quan đến ổ dịch (có nguyên nhân do vi rút đường ruột Coxsackie A6) gây hội chứng não cấp tại xã Quảng Lâm, H.Bảo Lâm (Cao Bằng), ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết cơ quan y tế địa phương vẫn tiếp tục giám sát ổ dịch.

Ổ dịch chỉ khống chế thành công nếu trong vòng 14 ngày không có ca bệnh mới (ca mắc ghi nhận gần nhất hôm 21.5).
Các trẻ đang điều trị tại bệnh viện có diễn biến khả quan, không ghi nhận thêm tử vong (sau khi đã có 7 trường hợp dưới 6 tháng tuổi tử vong trong số 21 ca mắc là các trẻ 2 – 22 tháng tuổi) tại địa phương.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hiện không ghi nhận ổ dịch viêm não vi rút tại các địa phương khác, tuy nhiên vẫn rải rác tiếp nhận các ca viêm não vi rút nhập viện (có trường hợp tử vong).
Nguyên nhân tử vong là bệnh diễn biến cấp tính, nhưng đồng thời còn phụ thuộc vào kinh nghiệm chẩn đoán, điều trị của cơ sở y tế; tình trạng trẻ đến cơ sở y tế muộn.
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, cần tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản B đầy đủ cho trẻ. Ngoài ra, cần có các biện pháp phòng viêm não do các vi rút khác như tránh muỗi đốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng…
Người dân, đặc biệt trẻ em, khi có dấu hiệu sốt, rối loạn tiêu hóa, nôn, các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh T.Ư (co giật, li bì, tri giác lơ mơ, hôn mê…), cần đến ngay cơ sở y tế để được khám phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Nam Sơn (TNO)