Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về đào tạo trực tuyến

Tạp Chí Giáo Dục

Thi gian ti, B GD-ĐT tiếp tc ban hành nhng văn bn đ hoàn thin hành lang pháp lý cho đào to trc tuyến (ĐTTT). Trong đó, xem xét đưa phương thc ĐTTT vào quy chế đào to ĐH sa đi vi t l phn trăm thích hp.

Bộ cũng sẽ sớm ban hành quy chế bảo đảm chất lượng các chương trình đào tạo từ xa và xây dựng đề án phát triển đào tạo từ xa cho giai đoạn tiếp theo. Thông tin này được nêu ra tại hội nghị “ĐTTT của GDĐH trong đại dịch Covid-19” với hơn 300 điểm cầu được tổ chức vừa qua.

Hiện nay, thách thức, hạn chế trong ĐTTT nằm ở hạ tầng công nghệ; quy trình, kinh nghiệm của các cơ sở đào tạo; kỹ năng dạy – học trên mạng của giảng viên (GV), sinh viên (SV). Bên cạnh đó, GV, SV có thể đối diện với một số rủi ro về an toàn, an ninh thông tin cùng những nguy cơ tiềm ẩn từ internet và mạng xã hội.

Bộ cho rằng, các cơ sở GDĐH cần xác định rõ mục tiêu, nhu cầu, khả năng, từ đó chủ động hợp tác với doanh nghiệp và đầu tư hợp lý cho ĐTTT; nhân cơ hội này huy động cả bộ máy đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong GD.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, đến nay khoảng 110/240 cơ sở GDĐH đã triển khai ĐTTT với các cấp độ  khác nhau. Do đặc thù, nhiều trường thuộc khối văn hóa nghệ thuật chưa tổ chức ĐTTT và 33 trường thuộc nhóm quốc phòng – an ninh đang đào tạo tập trung. Một số trường gặp khó khăn do chưa kịp chuẩn bị, nhưng đa số cơ sở GDĐH đang dần dịch chuyển từ thế bị động ban đầu sang thế chủ động và tính đến những hướng đi lâu dài hơn. Qua giai đoạn thử thách này, các cơ sở đào tạo được nâng cao nhận thức về ĐTTT và tái cấu trúc đội ngũ cán bộ GV.

Đến nay có 11 tập đoàn CNTT và truyền thông đã tham gia hỗ trợ ngành GD triển khai ĐTTT. Với lợi thế về hạ tầng công nghệ, các doanh nghiệp đã, đang và sẽ đồng hành tháo gỡ khó khăn về hạ tầng, giải pháp phần mềm, cước truy cập internet.

Theo một đại diện Bộ GD-ĐT, muốn chuyển đổi số, các trường phải cùng phát triển học liệu điện tử, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ĐTTT. Có kho học liệu mở thì dù ở đâu, thời gian nào, có cách ly xã hội như hiện nay hay không, việc học tập cũng không bị “cách ly” với xu hướng phát triển của thế giới.

PGS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM – cho rằng, để có mô hình ĐTTT hoàn toàn cần chương trình hoàn chỉnh, kho học liệu sẵn sàng và áp dụng phương pháp sư phạm phù hợp với ĐTTT.

Thực tế hiện nay, nhiều trường ĐH hàng đầu thế giới đã mở kho học liệu hoặc một phần kho học liệu điện tử để bất kỳ ai cũng có thể sử dụng. Tại Việt Nam, nếu các cơ sở GDĐH sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, tài nguyên, cùng xây dựng kho học liệu mở thì đây sẽ là kho học liệu điện tử rất lớn.

Lãnh đạo nhiều trường ĐH cũng bày tỏ tin tưởng, sự chia sẻ tài nguyên của các trường ĐH sẽ thực hiện được, từ đó hình thành chuỗi giá trị chung.

M.Tâm

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)