Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tiếp tục thực hiện hiệu quả quản lý Nhà nước về dạy – học thêm

Tạp Chí Giáo Dục

Tiếp tục thực hiện hiệu quả quản lý Nhà nước về dạy – học thêm - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Tiếp tục thực hiện hiệu quả quản lý Nhà nước về dạy – học thêm Audio

Sau mt tháng trin khai Thông tư 29 quy đnh v dy – hc thêm, B GD-ĐT cho biết vn còn đa phương chm ban hành văn bn hưng dn gây lúng túng trong trin khai. mt s nơi, vic ch đo các cơ s giáo dc điu chnh kế hoch giáo dc ca nhà trưng đ phù hp vi thông tư chưa kp thi dn ti vic dng đt ngt dy thêm trong trưng nh hưng tâm lý hc sinh, ph huynh.

Hoạt động kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT mới đây tại tỉnh Thái Bình 

Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm được Bộ GD-ĐT ban hành, chính thức có hiệu lực từ ngày 14-2-2025.

Mt s chuyn biến tích cc

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, Thông tư 29 sau một tháng triển khai đã tác động tích cực tới nhận thức, hành động các cấp quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh. Các địa phương, nhà trường, giáo viên, phụ huynh nhận thức rõ thêm về hệ lụy, tác hại của dạy – học thêm tràn lan tới sức khỏe thể chất và tinh thần, sự phát triển toàn diện của học sinh; tới sự công bằng trong tiếp cận giáo dục của học sinh. Bên cạnh đó, dạy – học thêm tràn lan gây lãng phí thời gian, tài chính của học sinh và gia đình; ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy chính khóa; hình thành tư duy môn chính – môn phụ; gây nên sự thụ động của các trường, sự phụ thuộc vào nguồn thu từ học sinh để chi trả bồi dưỡng giáo viên, sửa chữa cơ sở vật chất trường học…

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thì nhận thức đầy đủ, rõ ràng hơn về trách nhiệm và tầm quan trọng của dạy học chính khóa; trách nhiệm hỗ trợ học sinh nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục; trách nhiệm và tầm quan trọng của việc trang bị cho học sinh ý thức tự học, tự chủ, tự giác trong các hoạt động giáo dục. Chính quyền các cấp nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm trong quản lý hoạt động dạy – học thêm trên địa bàn; bước đầu đã ban hành kế hoạch, thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện thông tư. Các sở, ngành, đơn vị phối hợp của địa phương đã kịp thời có những hướng dẫn thực hiện quy định về dạy thêm ngoài nhà trường; từng bước đưa hoạt động này đi vào quy củ, đúng pháp luật và tránh lãng phí.

Mt b phn giáo viên có nhu cu dy thêm lo lng

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ GD-ĐT cho rằng, sau một tháng triển khai thông tư, vẫn còn địa phương chậm ban hành văn bản hướng dẫn, ban hành quy định tại địa phương dẫn tới lúng túng trong triển khai. Có nơi, sự phối hợp giữa các sở, ngành trong triển khai quy định về dạy thêm ngoài nhà trường chưa kịp thời nên một bộ phận giáo viên có nhu cầu dạy thêm lo lắng.

Học sinh tham gia hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp tại Trường ĐH Văn Lang

Ở một số nơi, việc chỉ đạo các cơ sở giáo dục điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường để phù hợp với thông tư chưa kịp thời dẫn tới việc dừng đột ngột dạy thêm trong trường ảnh hưởng tâm lý học sinh, phụ huynh. Những vấn đề khách quan như thiếu cơ sở vật chất trường lớp; phụ huynh học sinh dựa vào nhà trường lẫn giáo viên do không có đủ thời gian, kiến thức để kèm con học; học sinh còn chưa thực sự chủ động trong học tập hay tự học… cũng tạo nên những băn khoăn khi Thông tư 29 đi vào triển khai.

Thời gian tới, theo bộ, cần tăng cường chỉ đạo, thống nhất thực hiện một số nội dung để tiếp tục triển khai hiệu quả Thông tư 29. Trong đó có công tác truyền thông rộng rãi, đầy đủ về nội dung, ý nghĩa của thông tư; tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn. Cụ thể, Sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, bảo đảm học sinh được học tập đúng, đủ các môn học/hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học tự chọn đáp ứng những yêu cầu cần đạt của chương trình. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng hình thành phẩm chất, năng lực người học. Việc ra đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ, xét tuyển đầu cấp, thi tuyển vào lớp 10… phù hợp với yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, không gây áp lực học thêm cho học sinh.

Trong tháng qua, các trưng hc đã t chc rà soát danh sách giáo viên có nguyn vng dy thêm ngoài nhà trưng và hc sinh có nguyn vng hc thêm ngoài nhà trưng đ có các yêu cu thc hin, giám sát theo đúng quy đnh.

Cùng với đó, thực hiện khảo sát, phân loại trình độ học sinh để có phương án xếp lớp, xếp giáo viên tổ chức ôn tập, bồi dưỡng cho những học sinh có kết quả học tập ở mức chưa đạt. Không tổ chức ôn tập tràn lan, sai đối tượng, không hiệu quả, gây lãng phí. Xây dựng mô hình hỗ trợ học tập trong các trường dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. Tổ chức cho học sinh tự học buổi 2 để tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên. Tùy tình hình thực tế và từng giai đoạn cụ thể, xem xét phát động các phong trào tự học thiết thực, hiệu quả; đưa kết quả “tự học” trở thành mục tiêu thi đua, đánh giá trong năm học.

Tiếp tc thc hin hiu qu qun lý Nhà nưc v dy – hc thêm theo thm quyn

Các sở GD-ĐT phối hợp với các đơn vị chức năng có phương án phù hợp để hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên, tổ chức, cá nhân thực hiện thuận lợi thủ tục đăng ký dạy – học thêm theo đúng quy định. Tăng cường thanh – kiểm tra xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; kịp thời phát hiện, tuyên dương khen thưởng, nhân rộng những tấm gương tập thể, cá nhân tận tâm, hết lòng vì học sinh.

Về lâu dài, Sở GD-ĐT tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương bố trí nguồn ngân sách của địa phương và tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa xây dựng đủ trường, lớp bảo đảm chất lượng để mọi học sinh trong độ tuổi phổ cập giáo dục được đến trường, giảm áp lực trong tuyển sinh nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư; kiên quyết không để học sinh trong độ tuổi phổ cập giáo dục không được đến trường.

Thc Trân

Bình luận (0)